https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những vấn đề cơ bản về Công Đoàn VN

Go down

Những vấn đề cơ bản về Công Đoàn VN Empty Những vấn đề cơ bản về Công Đoàn VN

Bài gửi  thuong2dt Sun Sep 04, 2011 12:48 pm

đề cương ôn tập.
Còn thiếu mấy câu mình không có thời gian làm lại thì bạn nào hoàn thiện rùi upload lên nhé
ĐỀ CƯƠNG MÔN
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG ĐOÀN
Câu 1: Khái quát sự ra đời và ý nghĩa lịch sử ngày thành lập tổ chức CĐVN (18/7/1929)
Câu 2: Hoạt động CĐVN giai đoạn 1986 đến nay
Câu 3: Tính chất và biểu hiện tính chất của CĐVN
Câu 4: Vị trí CĐVN trước và sau 1945
Câu 5: Quan hệ của CĐVN trong hệ thống chính trị nước ta sau 1945
Câu 6: Nội dung, vai trò của CĐVN trong nền kinh tế thị trường
Câu 7: Tiền đề (chính trị, kinh tế, xã hội) để CĐVN tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
Câu 8: Nội dung tham gia quản lý của CĐ trong doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp
Câu 9: Nguyên tắc và phương pháp hoạt động của CĐVN
Câu 10: Quyền hạn và nhiệm vụ của CĐ cơ sở trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Câu 11: Nội dung tuyên truyền chính trị, tư tưởng trong CNVCLĐ của CĐ
Câu 12: Nội dung CĐ chăm lo, giải quyết viêc làm cho người LĐ
Câu 13: Nội dung CĐ bảo vệ tiền lương, thưởng cho người LĐ
Câu 14: Một số hình thức biện pháp để CĐ tham gia quản lý
Câu 15: Các loại hình của CĐ cơ sở
Câu 16: Hình thức, biện pháp để CĐ chăm lo bảo vệ lợi ích của người LĐ









BÀI LÀM

Câu 2: Hoạt động CĐVN giai đoạn 1986 đến nay
Đại hôi Đảng lầnthứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện của đất nước. Cùng với toàn dân tộc, GCCN và tổ chức CĐVN đã góp phần chủ lực vào những thành công to lớn của công cuộc đổi mới. Hội nghị BCH Tổng CĐVN đầu năm 1987 đã đề ra những nội dung và biện pháp vận dộng CNLĐ thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI
Tháng 10/1988, đại hội CĐVN đề ra các nhiệm vụ động viên công nhân lao động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong các cơ sỏ kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, các cơ sỏ các ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp và xây dựng CĐ đã ở các cơ sở ngoài quốc doanh hăng hái đẩy mạnh sx, thực hành tiết kiệm, CĐ chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của người LĐ; đổi mới công tác tổ chức cán bộ; đổi mới phương thức hoạt động của CĐ; tăng cường đoàn kết thống nhất hành động với người LĐ và phong trào công nhân thế giới, đáu tranh cho hoà bình, dân chủ phát triển và tiến bộ XH. Đại hội đã đề ra khẩu hiệu hành động của CĐVN là: “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng XH”
Tháng 11/1993, Đại hội VII CĐVN (11/1993) đã được tổ chức tại HN, trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội đã rút ra 1 số kết luận:
- Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành hần, CĐ coi trọng chức năng đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ
- Để nhanh chóng phát triển tổ chức CĐ và tập hợp CNLĐ trong các thành phần kinh tế, CĐ tăng cường các hoạt động XH với nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp theo đúng nguyên tắc, đièu lệ CĐVN
- Tăng cường tổng kết thực tiễn, có cơ chế phối hợp và tranh thủ được sự hợp tác của cơ quan Nhà nước, chủ doanh nghiệp, người quảnlý theo luật định để nâng cao hiệu quả hoạt động CĐ
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ CĐ, nhất là đội ngũ cán bộ CĐ chủ chốt thì mới có thể thực hiện tốt vai trò, chức năng của CĐ
Đại hội VII đã đề ra mục tiêu của CĐ là “Đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ góp phần xd và bảo vệ tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của CNLĐ”
Quán triệt đưòng lối CNH- NĐH đất nước, CĐVN đã đề ra những chủ trương, biện pháp xd GCCN vững mạnh về mọi mặt, đủ năng lực lãnh đạo CMVN trong thời kỳ mới
Từ năm 1993 đến 1998, hoạt động CĐVN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN. Hoạt động CĐ đã bám sát bước đầu 3 chức năng, giải quyết 1 số vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động CĐ trong nền kinh tế nhiều thành phần. Đặc biệt đã từng bước khắc phục các yếu kém trong hoạt động như: bệnh hành chính, quan liêu, xa rời thực tiễn, xa rời cơ sở ... Qua đó đưa tổ chức CĐ có sự phát triển về mặt tổ chức, đa dạng về hình thức hoạt động
Tháng 11/1998, Đại hội lần thứ VII CĐVN đã tổ chức tại HN. Đại hội đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của CĐ, trong đó nhấn mạnh chức năng chăm lo, bảo vệ lơi ích chính đáng, hợp pháp của CNLĐ; tích cực xd và phát triển tổ chức CĐ. Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu, uỷ viên TW Đảng làm Chủ tịch TLĐLĐVN
Từ sau Đại hội CĐVN lần thứ VIII hoạt động CĐ có nhiều chuyển biến, đặc biệt là trong các lĩnh vực về XH. CĐ đã tích cực tham gia vào các hoạt đọng XH, thực hiện tốt 3 chức năng, uy tín của CĐVN được nâng cao trong CN, LĐ. Năm 2003, CĐVN có hơn 5 triệu đoàn viên thuộc nhiều thành phần kinh tế. Hoạt động CĐ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước
Tháng 10/2003, Đại hội lần thứ IX CĐVN đã khẳng định những thành công của tổ chức CĐ trong sự nghiệp CNH- HĐH. Đại hội cũng thẳng thắn chỉ ra các ưu điểm cùng hạn chế trong họt động của mình. Đại hội đề ra chỉ tiêu phát triển thêm 1 triệu đoàn viên trong nhiệm vụ 2003- 3008, Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chr Tịch TLĐLĐVN
Từ sau Đại hội IX CĐVN, hoạt động CĐVN đã có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực vào sự ghiệp CNH-HĐH. Đặc biệt trong xd tổ chức CĐ, hoạt động có nhiều hiệu quả rõ rệt. Đến năm 2008, CĐVN đã có gần 6,4 triệu đoàn viên, trong đó đoàn viên CĐ ngoài quốc doanh có gần 2 triệu người. CĐ đang có những thay đổi tích cực về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, phù hợp với những chuyển biến sâu sắc của đất nước
Tháng 11/2008, Đại hội X CĐVN đã đề ra chủ trương, biện phá và mục tiêu hoạt động của CĐVN trong tình hình hoạt động mới. Đại hội bầu đồng chí Đặng Ngọc Tùng, uỷ viên BCH TWĐ làm Chủ tịch TLĐLĐVN
Đến năm 2008, hoạt động của CĐVN đã ngày càng mở rộng hơn trên bình diện quốc tế. Quán triệt đường lối “Đối ngoại nhân dân” của Đảng, Nhà nước, CĐVN đã tăng cường quan hệ với hơn 100 tổ chức CĐ quốc gia, 20 tổ chức CĐ quốc tế, khu vực, ngành nghề, 12 tổ chức phi Chính phủ. CĐVN là thành viên quan trọng của Liên hiệp CĐ thế giới, thành viên của tổ chức LĐQT CIO và nhiều tổ chức quốc tế khác. Với phương châm “VN là bạn của tất cả các nước”, hoạt động quốc tế CĐ của CĐVN góp phần quan trọng vào sự nghiệp xd phát triển tổ chức CĐ
Trải qua 80 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, CĐVN ko ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước vững chắc
CĐVN là 1 tổ chức chính trị- XH rộng lớn nhất của GCCN, của người LĐVN. CĐ là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục CN phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống CM vẻ vang của GCCN. CĐVN đã vận dụng nhiều hình thức đấu tranh thích hợp, nhiều hoạt động phong phú qua các giai đoạn CM,góp phần quan trọng vào thắng lợi của CMT8, kháng chiến chống Pháp, Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong cả nước, thống nhất Tổ quốc và đang cùng cả nước đi lên con đường XHCN
CĐ luôn lấy quần chúng CN, LĐ làm đối tượng vận động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối và nhiệm vụ của Đảng qua từng giai đoạn CM. CĐ luôn giữ vững bản chất CM, thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là sợi dây chuyền nối liền Đảng với quần chúng công nhân, là chỗ dựa chính trị vững chắc của Nhà nước, là nòng cốt của khối đoàn kết toàn dân.
Công đoàn Việt Nam luôn chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân lao động. Chính điều này là nhân tố quan trọng để tập hợp công nhân lao đọng trong từng giai đoạn cách mạng.
Công đoàn Việt Nam sớm gia nhập công đoàn quốc tế, là thành viên của Liên hiệp công đoàn thế giới từ năm 1949, có mối quan hệ với hơn 100 trung tâm công đoàn ở 80 nước, đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của công nhân và công đoàn thế giới vì lợi ích của những người lao động, vì hoà bình, độc lập, dân chủ và công bằng xã hội.

Câu 3: Tính chất và biểu hiện tính chất của CĐVN
Tính chất của CĐVN là tổ chức chính trị, XH của đông dảo GCCN, những người LĐ do dó CĐVN có 2 tính chất sau:
1, Tính chất giai cấp của công nhân được hình thành và phát triển từ 1929 và được biểu hiện ở 6 điểm sau:
- Do Đảng thành lập, lãnh đạo, rèn luyện luôn đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
- CĐVN đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của GCCN, người LĐ
- Nhằm góp phần xây dựng 1 XH mới, ko còn chế độ người bóc lột người, “ XH công bằng, dân chủ, văn minh”
- Xây dựng tổ chức CĐVN phải đảm bảo tính thống nhất về hành động, lý luận, tổ chức của GCCN
- Xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ phải tuân theo đường lối của Đảng, quán triệt chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
- Mọi tổ chức và hoạt động của CĐVN luôn quán triệt nguyên tác tập trung dân của, nguyên tắc tổ chức cao nhất của GCCNVN
2, Tính chất quần chúng rộng lớn của GCCN, những người LĐ và tính chất này có 4 biểu hiện sau:
- CĐVN là 1 tổ chức tập hợp đảm bảo mọi CNVCLĐ trên cơ sỏ tự nguyện, tự giác, ko phân biệt giới tính, nghề nghiệp, ngôn ngữ, tôn giáo, địa vị XH trên tất cả những người làm công ăn lương trong XHVN
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của CĐVN bao gồm những người được quần chúng nd LĐ tín nhiệm, tin tưởng, đại diện co tiếng nói, quyền lợi hợp pháp của họ
- ND hoạt động của CĐVN luôn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của CNVCLĐ
- Cán bộ CĐVN phần lớn xuất thân, trưởng thành từ phong trào công nhân, phong trào quần chúng ở cơ sở

Câu 5: Quan hệ của CĐVN trong hệ thống chính trị nước ta sau 1945
- Hệ thống chính trị được hình thành và ngày càng phát triển sau 1945, được thể chế hoá qua quan điểm, đường lối của Đảng cũng như Hiến pháp chính đáng của người LĐ
- Hệ thống chính trị có nhiều thành viên:
• ĐCSVN: tổ chức và lãnh đạo tàon bộ XH, là nhân tố quyết địng mọi thắng lợi của CMVN, lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị nước ta
• Nhà nước: đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, ra đời sau 1945, quản lý điều hành đất nước, XH gồm lĩnh vực chính trị, ktế, ANQP, đối nội, đối ngoại, VHXH...
• MTTQ: là 1 hình thức liên minh gồm Đảng phái, hiai cấp, tổ chức, đoàn thể XH, cá nhân
• CĐVN; là 1 tổ chức chính trị XH, đại diện cho CNVCLĐ
• Đoàn TNCSHCM: đại diện cho đoàn viên thanh niên của VN
• Hội Liên hiệp PNVN
• Hội Nông dân VN
• Hội cựu chiến binh
• Một số tổ chức XH khác chỉ mag tính nông nghiệp, XH
- Quan hệ của CĐVN với ĐCSVN
+ ĐCSVN là người thành lập, rèn luyện, lãnh đạo, tổ chức CĐVN từ khi ra đời sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết dịnh cho mọi thắng lợi của hoạt động CĐ
+ Đảng là đội quân tiên phong, là hạt nhân chính của hệ thống chính trị cũng như Đảng, là Đảng của GCCN và dân tộc VN, sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động CĐ là 1 tất yếu bởi vì Đảng là đội quân tiên phong của GCCN, đưòng lối chính trị của Đảng cũng xuất phát từ lợi ích của GCCN và toàn dân tộc
+ Đảng lãnh đạo bằng quan điểm đường lối, chủ trương lớn và khi cần Đảng cử những Đảng viên ưu tú, xuất sắc sang tham gia lãnh đạo tổ chức CĐ, bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức CĐ thì Đảng cũng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của CĐ qua đó phát huy quyền dân chủ của cán bộ đoàn viên cũng như các cấp CĐVN
+ CĐVN có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu quan điểm, đường lối, chính sách của đảng đến với GCCN, những người LĐ; CĐ có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh, CĐ đã thực hiện được vị trí là sợi dây nối liền giữa đảng với quần chúng là làm cho quyết định, nghị quýêt của Đảng càng thấm sâu và trở thành động lực trong hoạt động của CĐ, để làm được việc đó thì CĐVN, nhất là cấp cơ sở phải chú ý:
., Chăm lo, bồi dưỡng, giới thiệu nhiều CN ưu tú để họ trở thành Đảng viên và tăng cương tỉ lệ Đảng viên là CN trong Đảng ta
., Giới thiệu những cán bộ CĐ, đoàn viên xuất sắc là Đảng viên tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng
., Đấu tranh chống lại hiện tượng tiêu cực của 1 số cán bộ Đảng viên biến chất làm ảmh hưởng đến uy tín của Đảng
., Giáo dục tinh thần cảnh giác CM cho cán bộ CNVC trước những âm mưu chống phá CMVN, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng cũng như ảnh hưởng đến vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng ta
* Mối quan hệ giữa CĐVN với Nhà nước:
- Là mối quan hệ cộng tác phù hợp để cùng thực hiện mục tiêu chung do Đảng của giai cấp CN đặt ra
- Nhà nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về CĐ ví dụ như Luật CĐVN... Nhà nước tạo điều kiện để CĐ thực hiện tốt chức năng của mình (vật chất, phương tiện, kinh phí, thời gian....)
- Từ sau đại hội Ĩ CĐVN (t10/2003), hoạt động của CĐVN đã có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH- HĐH. Đặc biêt trong xây dựng tổ chức CĐ, hoạt động CĐVN đã có nhiều hiệu quả rõ rệt. CĐ đang có những thay đổi tích cực về nội dung, hình thức phương pháp hoạt động, phù hợp với những chuyển biến sâu sắc của đất nước
- Tháng 11/2008, Đại hội X CĐVN đã đề ra chủ trương, biện pháp và mục tiêu hoạt động của CĐVN trong tình hình hoạt động mới
- Đén năm 2008, hoạt động của CĐVN đã ngày càng mở rộng hơn trên bình diện quốc tế. Quán triệt đường lối “ Đối ngoại nhân dân” của Đảng. Nhà nước, CĐVN đã tăng cường quan hệ với hơn 100 tổ chức CĐ quốc gia, 20 tổ chức CĐ quốc tế, khu vực, ngành nghề, 12 tổ chức phi chính phủ. CĐVN là thành viên quan trọng của Liên hiệp CĐ thế giới, thành viên của tổ chức LĐ quốc tế CIO và nhiều tổ chức quốc tế khác. Voíư phương châm “ VN là bạn của tất cả các nước” hoạt đọng quốc tế CĐ của CĐVN góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng phát triển tổ chức CĐ
- Trải qua 80 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, CĐVN không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước vững chắc

Câu 6: Nội dung, vai trò của CĐVN trong nền kinh tế thị trường
Hiện nay, ttrong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN, vai trò của CĐ ngày càng đựơc phát huy và không ngừng phát triển . Nội dung được thể hiện:
- Kinh tế: KTTT và định hướng XHCN, bên cạnh những thành tích đạt được của nó, nền KTTT còn có 1 số khuyết tật như sau: phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, thất nghiệp, tệ nạn XH, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, CĐ quan tâm đến công cuộc đổi mới do ĐCS VN khởi xướng. CĐ vận động CNVCLĐ tích cực ủng hộ đổi mớí cơ chế quản lý KT, triệt để xoá bỏ quan liêu bao cấp. Củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ, thúc đảy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vừa đảm bảo cho các thành phần KT phát triển, vừa dảm bảo cho kinh tế Nhà nước giữ vai ttrò then chốt chủ đạo
- Chính trị:
+ Hoạt động của CĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoật động của hệ thống chính trị, XHCNVN
+ Hoạt động CĐ đã góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân, những người LĐ, đồng thời phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân LĐ nhằm xd Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Hoạt động của CĐ góp phần đảm bảo sự ổn định về chính trị trước những diễn biến phức tạp của đời sống kt- ctrị- nh, có ổn định chính trị mới tiến hành đổi mới kt có hiệu quả
+ XH- VH- TT: là lĩnh vực dễ nảy sinh các tiêu cực XH, vì vậy hoạt động cảu CĐ cần tăng cường để làm giảm bớt những tiêu cực của nền KTTT trên lĩnh vực này

Câu 7: Tiền đề (chính trị, kinh tế, xã hội) để CĐVN tham gia quản lý Nhà nước, xã hội
• Hoạt động tham gia quản lý chỉ xuất hiện dưới CNXH (ở VN chỉ hình thành và phát triển sau 1945)
a, Tiền đê về chính trị:
- Chế độ dân chủ nhân dân, XHCN cũn như Nhà nước CHXHCNVN với bản chất là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, là công cụ, hình thức để nhân dân thể hiện quyền lực của mình
- Thông qua hoạt động quản lý, điều hành Nhà nước phấn đấu bảo vệ quyền lợi của nhân dân, mọi CNVC trong, ngoài bộ máy Nhà nước đều chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
- Hoạt động giám sát của nhân dân nói chung cũng như CNVC LĐ nói riêng được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp và thông qua các tổ chúc đại diện của mình trong đó có tổ chức CĐ
- Vì vậy Nhà nước ta cũng như các thẻ chế chính tri: lập pháp, hành pháp, tư pháp là tiền đề chính trị đảm bảo cho hoạt độgn tham gia quản lý của CĐVN

b, Tiền đề về kinh tế:
Sau 1945 (đặc biệt sau 1975) Nhà nước XHCN có 1 nhiệm vụ quan trọng là cải tạo, củng cố, nâng cao quan hệ sản xuất mới để phù hợp, mở đường cho LLSX phát triển đặc biệt nâng cao, phát huy trí tuệ, năng lực, quyền dân chủ của
NDLĐ. Đây là nhân tố chính của LLSX nhất là CNVCLĐ trong các thành phần kinh tế, cũng củng cố địa vị pháp lý của tổ chức CĐ, vừa đại diện cho người LĐ, vừa tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Do đó cuộc CM về QHSX là tiền đề về kinh tế để CĐ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý XH

c, Tiền đề về XH:
- Nhà nước ta dựa vào khối đại đoàn kết dân tộc trong đó liên minh công- nông- trí thức là nòng cốt, liên minh được tổ chức, thống nhất thông qua các hình thức, đoàn thể và các tổ chức đó đại diện cho nhân dân, giai cấp, tầng lớp trong việc quản lý Nhà nước, quản lý hệ thống chính quyền từ TW tới cơ sở nên khối đại đoàn kết dân tộc nói chung, liên minh công- nông- trí thức nói riêng là tiền đề to lớn về mặt XH để CĐ vận động người LĐ tham gia quản lý doanh nghịêp, quản lý XH

Câu 9: Nguyên tắc và phương pháp hoạt động của CĐVN
1, Nguyên tắc hoạt động của CĐVN:
a, Luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng:
- Đảng ta là người thành lập, tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện CĐVN. Sự lớn mạnh của CĐVN gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng do đó việc nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn quán triệt và mọi hoạt động tổ chức CĐ từ khi CĐ ra đời cho đến nay
- Là sự lãnh đạo của Đảng đối với CĐ là thông qua quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách lớn nhất của CNVCLĐ do đó sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức CĐ là 1 tất yếu, 1 quy luật đối với CMVN
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với CĐ la toàn diện thông qua đó để gắn chặt mối quan hệ giưã Đảng với quần chúng CNCLĐ làm cho CĐ thực sự la sợi dây nối liền giữa Đảng với quần chúng. Tuy nhiên Đảng lãnh đạo ko có nghĩa là can thiệp sâu vào công việc nội bộ của CĐ hay cầm tay chỉ việc hoặc làm ảnh hưởng đến tính chủ động, linh hoạt của tổ chức CĐ. Trong 1 điều kiện nào đó Đảng có thể giới thiệu cán bộ Đảng viên ưu tú sang tham gia hoạt động CĐ nhưng phải được thông qua các kỳ bầu cử, sự tín nhiệm của đoàn viên CĐ
b, Liên hệ mật thiết với quần chúng:
- CĐVN là tổ chức mang tính quần chúng rộng lớn nên trong hoạt động của mình các cấp CĐ phải đảm bảo sự liên hệ mật thiết với quần chúng
- Thông qua việc liên hệ mât thiết với quần chúng là để tập hợp đông đảo quần chúng, tranh thủ lôi kéo quần chúng tham gia tổ chức CĐ, tham gia các hoạt động của CĐ nhất là nhiệm vụ của 1 công dân
- Là để liên hệ mật thiết với quần chúng thì các cấp CĐ nói cung, cán bộ CĐ nói riêng phải nắm được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, hiểu được thực tế cuộc sống của mọi người (khó khăn, thuận lợi) nhất là các vấn đề đời sống, việc làm, thu nhập, nhà ở, quyền dân chủ của quần chúng
- Từ việc thấy được tâm tư , nguyện vọng, thấy được thực tế đời sống thì CĐ các cấp cũng như cán bộ CĐ phải hình thành được chức năng, chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của người LĐ từ đó tăng thêm vai trò, súc thu hút của CĐ các cấp
2, Phương pháp hoạt động của CĐVN
* Phương pháp thuyết phục:
- KN: là quá trình hoạt động có ý thức, có nghệ thuật của những người làm công tác vận động quần chúng thông qua lời nói hay, đúng; việc làm hay, đúng (việc làm có đạo đức) để lôi cuốn quần chúng đi theo co nên trong hoạt động CĐ phương pháp thuyết phục được chú ý nhằm phát huy tính tự nguyện, tự giác cảu quần chúng, tham gia tổ chức CĐ, hạot động CĐ
- Muốn thuyết phục quần chúng hoạt động CĐ thì cần chú ý:
+ Cán bộ CĐ phải có mối quan hệ mật thiết với CNVCLĐ hoặc các đối tượng mình cần thuyết phục để nắm được tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn trong đời sống, những oan ức ko may gặp phải
+ Cán bộ CĐ phải có năng lực và phảm chất đạo đức tốt:
., Năng lực: .trình độ chuyên môn, văn hoá
.có khả năng truyền tải, hùg biện twa lời nói
.gắn liền với thực tế, thực tiễn, những vđề cụ thể
., Phẩm chất đạo đức theo gương HCM
 là khả năng lôi cuốn NDLĐ bằng cách tự nguyênj, tự giác
+ Cán bộ CĐ phải biết cách xử lý các nguồn thông tin cính xác, đảm bảo tính khách quan, giải quýêt được những yêu cầu bức xúc hợp pháp, chính đáng và bảo vệ lợi ích của CNVCLĐ

* Tổ chức Đoàn viên, quần chúng LĐ
- Mọi hoạt động của CĐ mang tính quần chúng, lôi cuốn tranh thủ đông đảo quần chúng hoạt động nên việc tổ chức cho quần chúng hoạt động là 1 phương pháp trong hoạt động CĐ
- Trong hoạt động CĐ cần quan tâm các việc sau:
+ Phân công cho đoàn viên hoạt động theo các chuyên đề phù hơp với năng lực, trình độ, sức khỏe của mỗi cá nhân và tổ chức các mạng lưới, tiểu ban kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức quần chúng
+ Nên có nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm theo các chuyên đề nhằm khai thác trí tuệ của đông đảo CNVCLĐ giải quýêt các công việc khi cần thiết

* Xây dựng và thực hiện theo quy chế:
- Quy chế (nội quy) được soạn thoả trong từng doanh nghiệp hoăc cơ quan, đơn vị nhằm tạo ra 1 khung pháp lý để cho mọi hoạt động của doanh nghiệp tuân theo; quy chế được xây dựng thì phải căn cứ vào chính sách pháp luật của Nhà nước, thực tiễn của doanh nghiệp, quy chế xây dựng trên ý kiến của đông đảo quần chúng
- CĐ cơ sở là 1 thành viên quan trọng trong việc xây dựng quy chế, CĐ tập hợp ý kiến của quần chúng, đại diện cho quần chúng góp phần cùng chuyên môn, đoàn thể khác xây dựng quy chế, nội quy
- Trong khi xây dựng quy chế CĐ cơ sở cần chs ý:
+ Xây dựng quy chế phối hợp giữa BCHCĐ với thủ trưởng cơ quan đơn vị
+ Xây dựng quy chế quản lý doang nghiệp, cơ quan dơn vị, các vấn đề có liên quan đến CNVC
+ Xây dựng quy chế hoạt động nội bộ của CĐ cơ sở

Câu 12: Nội dung CĐ chăm lo, giải quyết viêc làm cho người LĐ
Việc làm là 1 nhu cầu chính đáng, 1 quyền lợi của tất cả nhữg ngườ LĐ
- Nhu cầu, quyền lợi, nhiệm vụ của tất cả người LĐ khác nhau:
+ Sự phân công LĐXH
+ Trí tuệ, năng lực, sức khỏe
- Tuy nhiên việc làm hiện nay là 1 vấn đề cấp bách, nhưng cung nan giải, nó vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính quốc gia, khu vực hiện tại chưa có quốc gia nò trên thế giới giải quyết vấn đề việc làm cho người LĐ
- Ở VN việc làm là vần đề kinh tế, chính trị, XH bức xúc và sức ép việc làm cho người LĐ ngày càng gia tăng
+ Ở nền kinh tế của chúng ta đang phát triển nhưng quy mô, ohạm vi của chún ta nhỏ
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh
+ Lao động của chúng ta còn hạn chế
- Quan điểm Đảng và Nhà nước ta giải quyết việc làm mang tính chiến lược lâu dài, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, toàn XH và bản thân từng người LĐ. Đảng, Nhà nước có kế hoạch phát triển kinh tế, có nhiều chương trình, nhiều dự án tạo ra nhiều việc làm
Với vị trí vai trò của mình, CĐ làm những việc để giải quyết việc làm cho người LĐ :
+ Tuyên truyền để giới thiệu việc làm cho nguời LĐ, chỉ rõ phương hướng chính sách PL của ĐẢng, nước ta trong việc giải quyết việc làm, từ đó dậy khả năng sáng tạo, phát huy tính chủ động của người LĐ, từng donah nghiệp.
+ CĐ cơ sở phối hợp với chuyên môn bàn bạc, mở rộng sx kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng tay nghề mà nó phối hơp với lực lượng LĐ của từng doanh nghiệp. LĐLĐ các địa phương thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đào tạo việc làm cho người LĐ
+ TLĐLĐVN, LĐ thành phố tham gia với Nhà nước, Chính phủ, chính quyền, tổ chức và triển khai các chương trình quốc ia để giải quyết việc làm gắn liền với các dự án kinh tế, các chương trình kinh tế
+ CĐ các cấp phải giúp đỡ CNVCLĐ vay vốn, giải quyết việc làm. Phát triển kinh tế gia đình, hoàn hiện các chính sách của LĐ, tham gia giải quyết LĐ dôi dư...
+Phối hợp với người sử dụng LĐ, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp, sử dụng LĐ, giải quyết xá vấn đề việc làm, tuyển dụng xử lý KL

Câu 13: Nội dung CĐ bảo vệ tiền lương, thưởng cho người LĐ
Thu nhập của người LĐ được thanh toán bằng tiền hoặc bằng vật chất mà nó tương xứng với sức LĐ mà họ bỏ ra trong khoảng thời gian nhất định, căn cứ vào:
+ Chính sách PL của Nhà nước quyết định
+ thoả thuận đôi bên được thực hiện trong hợp đồng LĐ
+ Thoả ước LĐ
+ Tình hình sxkd của doanh nghiệp
- Với vị trí vai trò của mình thì tổ chức CĐ tham gia giải quyết tiền lương, thưởng bằng các việc sau:
+ Tầm vĩ mô: TLĐLĐVN sẽ tham gia với nhà nước,chính phủ xd và ban hành các chính sách về tiền lương
+ Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các chính sách trả lương, thưởng và kiến nghị với nhà nước bổ sung, sửa đổi chính sáh tiền lương của người LĐ phù hợp với từng gđoạn phát triển ktế nước ta
+ Tầm vi mô: là giú đỡ người LĐ ký kết hợp đồng LĐ, thoả ước LĐ tạp thể 1 cách hợp lý, hài hoà quyền lợi giữa các bên có liên quan, đặc biệt là người LĐ với người SDLĐ. Phối hợp với chuyên môn, xd quy chế trả lương, trả công phân phối thu nhập, phân phối sản phẩm trong doanh nghiệp
+ Tăng cường công tác ktra, giám sát trả lương, công của người LĐ. Góp phần xd mqh hài hoà, hợp lý trong LĐ hạ ché thấp nhất những mâu thuẫn tranh chấp LĐ có thể xảy ra
































MỘT SỐ CÂU HỎI TRỌNG TÂM
Câu 1: Khái quát sự ra đời và ý nghĩa lịch sử ngày thành lập tổ chức CĐVN (18/7/1929)
• Giai cấp CNVN và những cơ sở công hội đầu tiên
- Cuối thế kỷ 19 lịch sử nước ta có 1 sự kiện quan trọng đó là thực dân Pháp xâm lược nước ta và nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến của TB Pháp
- Sau khi thiết lập ổn định bộ máy cai trị thuộc địa nửa phong kiến thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa để bóc lột, vơ vét khoáng sản, bóc lột sức LĐ, biến chúng ta thành nơi TB Pháp đầu tư tiêu thụ hàng háo, bành chướng thế lực của Pháp ở Viễn Đông
- Từ năm 1894- 1930 TD Pháp tiến hành ở VN lần lượt 2 cuộc khai thác thuộc địa:
+ Lần 1: 1894 - 1914
+ Lần 2: 1918 - 1930 => Tác động lớn đến XHVN. Tác động lớn nhất là sự ra đời của GCCNVN. GCCNVN xuất hiện trong cuộc kahi thác thuộc đại lần 1 và trưởng thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2
- Năm 1900 CNVN có khoảng 5 vạn người
- Năm 1913 CNVN có khoảng 13 vạn người
- Năm 1918 CNVN có khoảng 17 vạn người
- Năm 1925 CNVN có khoảng 22 vạn người
Chưa kể hàng chục vạn LĐ khác ở các thành thị và các trung tâm công nghiệp sẵn sàng bổ sung vào lực lượng GCCN
- Thời điểm 1925 GCCNVN đã ra đời
- GCCNVN đã kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc và họ phải chịu cảnh nước mất nhà tan, chịu sự áp bức bóc lột của TBPK. và do đó ngay từ khi mới ra đoìư GCCNVN đã có những cuộc đấu tranh, những phong trào đấu tranh nhằm đò quyền lợi DT, quyền lợi GC để giải phóng tổ quốc đòi lại tự do cho dân tộc. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu phong trào đấu tranh của GCCN đang ở giai đoạn tự phát chưa có lý luận CM, chưa có sự lãn đạo của 1 chính đảng
- Mặc dù vậy từ trong phong trào đấu tranh đó GCCNVN đã dần trưởng thành về ý thức DT, ý thức GC đặc biệt là từ trong phong trào đấu tranh đó đã xuất hiệưn những tổ chức đầu tiên đó là các tổ chức: Hội tương tế, Hội nghề nghiệp, Ái hữu, Nghiệp Đoàn.... Các tổ chức này đã góp phần tập hợp đoàn kết CNLĐ giúp đỡ họ đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột CNTB cũng như bọn tay sai của chúng
- Từ năm 1920 do ảnh hưởng của phong trào CMTG, phong trào CNCĐ TG nhất là ảnh hưởng của CMT10 Nga vĩ đại, phong trào CN Pháp, ptrào CĐ TQ thì nhiều tổ chức quần chúng ở VN đã dần dần trở thành những cơ sở công hội đầu tiên có tổ chức hơn, tính chính trị cao hơn trong đó tiêu biểu nhất là công hội Ba Son của lãnh tụ Tôn Đức Thắng được thành lập từ năm 1920, CH Ba Son hoạt động ở khu vực Sài Gòn chợ lớn và tổ chức cuộc đấu tranh này mở đầu thời kỳ chuyển biến từ tự phát lên tự giác của giai cấp CN.
- Bên cạnh công hội Ba Son từ năm 1925 đã xuất hiện nhiều công hội ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, xuất hiện 1 số cơ sở công hội của CN VN ở nước ngoài như tại P, TQ...
Những năm 20 của thời kỳ trước trong ptrào CN VN đã xuất hiện những cơ sở công hội đầu tiên vừa bắt nguồn trong nước lại vừa bắt nguồn từ nước ngoài đây là những mầm mống của tổ chức CĐCMVN sau này.
*Tổ chức CĐCMVN ra đời (28/7/1929)
- Từ năm 1920 do hoạt động của tổ chức VNCM thanh niên thì ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhiều tỉnh, thành phố đã xuất hiện tổ chúc công hội đến đầu năm 1929 đã có tổ chức CHội HN, NĐịnh, Hồng Gai Đông Triều, HPhòng, Bắc Ninh, Vinh- Bến Thuỷ, Đà Nẵng, Sài Gòn- Chợ Lớn... với số lượng đoàn viên khoảng 8000 người. Những tổ chức Công hội này do các Đảng viên tổ chức thanh niên lãnh đạo và làm nòng cốt làm chỗ dựa quan trọng của VNCMTNiên
- Từ năm 1920 lãnh tụ NAQ đã truyền bá lý luận CM tư tưởng yêu nước vào phong trào DTVN nói chung, phong trào CNVN nói riêng, lãnh tụ NAQ đã chuẩn bị về mặt tư tưởng lý luận và tổ chức cho sự ra đời của CM CĐVN
- T6/1929 tổ chức Đông Dương CSĐ được thành lập tại Bắc, Đông Dương CSĐ chủ trương thành lập Công hội Đỏ Bắc Kì
- Ngày 28/7/1929 Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kì đã tiến hành tại số nhà 15 Hàng Nón HN, HỘi nghị quýêt định mấy việc như sau:
+ Thông qua cương lĩnh, mục tiêu, điều lệ hoạt động
+ Bầu BCH do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu
+ Thành lập cơ quan ngôn luận gồm Báo Lao Động và tạp chí Công hội Đỏ
+ ra thông cáo cho toàm thể CNLĐ cả nước biết và sẵn sàng kết nạp tất cả công hội trong cả nước
+ Sự ra đời của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kì đã dánh dấu 1 bước phát triển của GCCNVN, góp phần vào sự thống nhất của 3 tổ chức đảng ở VN
- Đầu năm 1930 phát triển Công hội Đỏ ở VN đã có gần 1 vạn đoàn viên tổ chức này cũng là ngày thành lập ngày truyền thống của Tổng LĐLĐVN ngày nay

Câu 4: Vị trí CĐVN trước và sau 1945:
• KN: Vị trí của CĐVN là nhằm thể hiện địa vị của tổ chức CĐ trong hệ thống chính trị cũng như mối quan hệ của CĐVN với các thành viên khác trong hệ thống chính trị
• Địa vị của CĐVN nói riêng cũng như khái niệm, địa ị nói chung nó có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường, chế độ XHCN
* Vị trí của CĐVN trước năm 1945:
Chế độ thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân, GCCN, những người LĐ mất quyền độc lập, tự do, sống đời nô lệ, quyền lợi dân tộc, quyền lợi giai cấp bị cướp đoạt. Do đó CĐVN năm 1945 có vị trí:
., Hoàn toàn độc lập với chế độ thực dân phong kiến, hoạt động bí mật, hợp pháp bị chính quỳên thực dân phong kiến đàn áp, khủng bố
., Mọi hoạt động của CĐVN đều nhằm vào mục tiêu góp phần giải phóng dân tộc, giải phóng tổ quốc, giành lại quyền lợi dân tộc, quỳên lợi giai cấp cho mọi người va được thưch hiện T8/1945 khi chúng ta Tổng khởi nghiã giành chính quyền đưa đến sự ra đời của nước VNDCCH
* Vị trí của CĐVN sau 1945:
- Sự thay đổi về chế độ XH:
+ CMT8 thành công, nước VNDCCH ra đời, chúng ta giành được độc lập, tự do, thóat khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
+ Dân chủ nhân dân_ XHCN: ko còn chế độ người bóc lột người
- Vị trí của CĐVN hoàn toan thay đổi:
+ CĐVN là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị nước ta, hoạt động công khai theo hiến pháp và pháp luật
+ Đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của CNVCLĐ
+ CĐVN ko đối trọng với Nhà nước mà hoạt động của CĐVN là góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người LĐ


Câu 8: Nội dung tham gia quản lý của CĐ trong doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp
a, Trong doanh nghiệp Nhà nước:
- Tham gia kế hoạch sx kinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp Nhà nước cơ chế thị trường bao gồm:
+ Đầu vào, ra
+ Chất lượng sản phẩm
+ Lợi nhuận
+ Nghĩa vụ đối với Nhà nước, XH
- Tham gia đổi mới công nghệ, kĩ thuật, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển về chiều rộng, chiều sâu đảm bảo vai trò, vị trí của doanh nghiệp Nhà nước trong XH
- Tham gia quản lý nhân lực LĐ, chế độ lương, thưởng, thời gian lao động, nghỉ ngơi, phúc lợi XH, khen thưởng, kỷ luật
- Góp phần củng cố, đảm bảo an ninh, chính trị của doanh nghiệp Nhà nước, ATLĐ. Thực hiên các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và tham gia giải quyết các tranh chấp LĐ nếu có
- Ở các doanh nghiệp Nhà nước có chủ trương cổ phần hoá thì CĐ là 1 thành viên tham gia vào quá trình đó đảm bảo vốn Nhà nước, quyền lợi của CNVCLĐ
- Tổ chức các phong trào thi đua nhất là phong trào thi đua LĐ giỏi với chỉ tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả, thực hành tiết kiệm


b, Trong cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Tham gia xây dựng và bàn biện pháp thực hiện chương trình công tác chuyên môn đảm bảo dân chủ, thiết thực góp phần cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc nhằm hạn chế, chống lại bệnh tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân và góp phần thực hành tiết kiệm
- Tham gia kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đề bạt cán bộ công chức
- Xây dựng nội quy, quy chế, hoạt động của cơ quan hành chính sự nghiệp, kiểm tra, giám sát việc thực hện chế độ chính sách đối với người LĐ
- Tham gia chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức. tổ chức phong trào thi đua : “ Người cán bộ công chức gương mẫu, tận tuỵ” và ngày nay “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”

Câu 10: Quyền hạn và nhiệm vụ của CĐ cơ sở trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
A, Trong cơ quan hành chính sự nghịêp, doanh nghiệp Nhà nước:
- Tổ chức cuộc vận động CNVC, đoàn viên CĐ thi đua LĐSX, tham gia quản lý doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, cải tiến lề lối làm việc, phong cách làm việc, góp phần cải cách thủ tục hành chính, hạn chế sự phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh
- Phối hợp với chuyên monn tổ chức Đại hội CNVC hoặc Hội nghị cán bộ công chức:
., bàn bạc kế hoạch sx kinh doanh
., bàn bạc để lí thoả ước LĐ tập thể
., bàn về ccác vấn đề đời sống: lương, thưởng, phúc lợi khác
., mở rộng doanh nghiệp nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chính sách PL, quy chế, nội quy của doanh nghiệp, cơ quan đơn vị góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra (tham nhũng, quan liêu,... ) tham gia giải quyết tranh chấp LĐ nếu có
- GD nâng cao trình độ chính trị, vh, PL, tổ chức các hoạt động XH, phát triển đoàn viên, xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh

B, Trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
- Hướng dẫn giúp đỡ người LĐ ký kết hợp đồng LĐ hoặc đại diên cho toàn thể người LĐ ký kết thoả thuận LĐ tập thể, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thi hành các điều khoản về LĐ mà 2 bên đã thoả thuận
- Tham gia giải quyết các tranh chấp LĐ: đình công, bãi công,mâu thuẫn, xung đột theo quy định của pháp luật
- Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước nhất là các danh nghiệp liên doanh với nước ngoài để góp phần hạn chế mức thấp nhất sự đình công
- Tổ chức, động viên mọi người tham gia hoatj động XH nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người LĐ
- Tuyên truyền phong trào đoàn viên xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh

Câu 11: Nội dung tuyên truyền chính trị, tư tưởng trong CNVCLĐ của CĐ
- Trong hoạt động GD chính trị tư tưởng nói chung của các cấp, các ngành nói chung cũng như CĐ nói riêng luôn được xem là hàng đầu quan trọng, thông qua tuyên truyền GD tư tưởng để chúng ta thống nhất ý chí hành động, thống nhất giai cấp, góp phần xd khối đại đoàn kết dtộc, tăng cường niềm tin, niềm thắng lợi
Tuyên truyền GD chính trị tư tưởng của CĐ hiện nay là tập trung vào các nd lớn:
+ CN Mác- Lênin, tư tưởng HCM là nền tảng, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, tòan dân, toàn quân cho CMVN. Đây cũng là hệ tư tưởng chính thống của xh ta cũng như của GCCN, GC lãnh đạo CM
+ Tuyên truyền GD về độc lập dtộc, gắn liền với CNXH là con đường đi, là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn của dân tộc ta, nó được khẳng định qua gần 1 thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng
+ Đổi mới CNH- HĐH là nhiệm vụ trung tâm, thông qua đó đưa đất nước phát triển, trở thành nước công nghiệp, khắc phục dần nguy cơ nghèo nàn, lạc hậu. Sự nghiệp CNH- HĐH là sự nghiệp lâu dài dựa vào mình là chính, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế
+ Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN có những sự phức tạp nhưng chúng ta luôn phấn đấu tăng trưởng ktế đi đôi tiến bộ XH cũng như phát huy giữ gìn bản sắc văn hoá dtộc

Câu 14: Một số hình thức biện pháp để CĐ tham gia quản lý
- Hôị nghị liên tịch: có nhiều thành phần tham gia trong đó bao giờ cũng có tổ chức CĐ, thông qua hội nghị về CĐ tham gia Nhà nước với các cấp chính quyền về quản lý các họat động của nhà nước , chính quyền cơ quan doanh nghiệp. CĐ cũng tham gia với nhà nước, chính quỳên chuyên môm, xd ban hành các chế độ chính sách với người LĐ
- Hôị đồng cơ sở thường tổ chức cơ sở trong cơ quan, đơn vị doanh nghiệp. Tư vấn cho chuyên môn, LĐ về sxkd tuyển dụng LĐ, xd LĐ vấn đề về lương thưởng
Cấp cơ sở có nhiều hợp đồng, tuy nhiên CĐ thường tham gia các hội đồng giải quyết liên quan đến quyền, lợi ích người LĐ
- Tổ chức đại hội CNVC, Hội nghị CBCĐ là thường trước đại hội, đại biểu cho người LĐ tham gia quản lý thông qua đại hội CNVC, CĐ thống nhất với chuyên môn xd thoả ước LĐ tập thể, quyền và lợi ích tập thể, tiền lương, tiền công, quy chế sử dụng phúc lợi tập thể
Giới thiệu người tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm tra, bầu thanh tra nhân dân
- CĐ tổ chức các phong trào thi đua LĐSX. Thông qua phong trào thi đua LĐSX các doanh nghiệp, cơ sở là 1 biện pháp. Để CĐ tham gia quản lý đồng thời tiến hành cuộc CM quan hệ sx, CMKHKT, CMVH, tư tưởng theo quyết định tổ chức CĐ chủ trì, tổ chức các phong trào thi đua
Còn chính quyền các cấp chuyên môn thì hỗ trợ tạo điều kiện về chính sách PL về vật chất, để đảm bảo cho các phong trào thi đua có hiệu quả thiết thực
Ngày nay phong trào thi đua có sự khác nhau giữa 2 khối sxkd, khối cơ quan hành chính sự nghiệp
+ Khối sxkd thi đua phong trào LĐ giỏi: LĐ có hiệu quả, năng suất có chất lượng, thể hiện được trình độ KHCN
+ Khối cơ quan hành chính sự nghiệp: tập trung vào phong trào thi đua người công chức gương mẫu tận tuỵ. Góp phần vào việc cải cách thủ tục hành chính cải tiến lề lối làm việc
- Ban thanh tra nhân dân là tổ chức được đại hội CNVC bầu ra đại biểu cho CNVCLĐ tham gia quản lý doanh nghiệp, quản lý cơ quan
Hoạt động dưới sự chỉ đạo của BCH CĐ cơ sở kết quả kiểm tra, giám sát của ban thanh tra nhân dân được CĐ kiến nghị với chính quyền, nhân dân, kiến nghị, bổ sung, khắc phục kịp thời. Có những lúc kiến nghị ban thanh tra nhân dân không được tiế th thf CĐ có quyền kiến nghị lên cấp trên để giải quyết
- ĐHCNVC (Hội nghị CBCC) trong doanh nghiệp sxkd thì gọi là Đại hội CNVC. Đây cũng là hình thức CĐ tham gia quản lý, bàn bạc những vấn đề, k.hoạch sxkd công tác, thực hành tiết kiệm. Phân chia phúc lợi, lợi nhuận, quỹ phúc lợi
+ Ký hợp đồng LĐ hoặc thoả ước LĐ tập thể. những vấn đề này gắn liền vtrò trách nhiệm của tổ chức CĐ. Theo quy định CĐ đại diện cho người LĐ ký thoả ước LĐ tập thể với người sử dụng LĐ trên cơ sở công khai, bình đẳng tự nguyện
- Giải quyết tranh chấp LĐ, giữa ngưòi LĐ và người sử dụng LĐ, liên quan đến những lợi ích về vật chất, tinh thần, tranh chấp LĐ tập thể thường diễn ra tranh chấp LĐ cá nhân, tranh chấp LĐ tập thể có thể đưa đến đình công, bãi công -> ảnh hưởng đến chính trị, XH. Nên giải quyết tranh chấp LĐ và nguyên tắc giải quyết LĐ là hoà giải thương lượng công khai, đúng PL và phù hợp lợi ích cả đôi bên
- Trong khi giải quyết tranh chấp LĐ thì CĐ phải phối hợp với cơ quan để giải quyết như: toà án, trọng tài kinh tế, thanh tra, công an

Câu 16: Hình thức, biện pháp để CĐ chăm lo bảo vệ lợi ích của người LD :
- Tuyên truyền gd để ngừơi LĐ thấy rõ những chủ trương, chính sách PL của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo về đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, CNVCLĐ nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, người LĐ thấy được mối quan hệ biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, trách nhiệm và quyền lợi, hiểu được thế nào là quyền lợi hợp pháp, chính đáng, thấy được sự hài hoà, hợp lý giữa các mối quan hệ trong xh, đó là quyền lợi của cá nhân, tập thể, Nhà nước, quyền lợi của người LĐ với người sử dụng LĐ, quyền lợi của cá nhân đối với cộng đồng, các bộ phận trong nền kinh tế thị trường
- CĐ tổ chức được dịch vụ tư vấn, giúp đỡ người LĐ trong tìm kiếm việc làm, giải quyết việc làm, tranh chấp lao động
- CĐ phải than gia với Nhà nước, chính quyền các cấp với chuyên môn, người sử dụng LĐ. Xây dựng các chính sách, chế độ, quy chế trong doanh nghiệp nhằm góp phần chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của người LĐ
- CĐ thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ, đoàn viên CĐ trên cơ sở chính sách PL của Nhà nước, quy chế của cơ quan, đơn vị (đặc biệt dựa vào luật LĐ, luật CĐ, luật doanh nghiệp...)
- CĐ phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đoàn thể xh để giải quyết những vụ việc vi phạm đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người LĐ




























thuong2dt

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 16/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết