https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Để thực thi quyền sáng kiến pháp luật của Đại biểu Quốc hội

Go down

Để thực thi quyền sáng kiến pháp luật của Đại biểu Quốc hội  Empty Để thực thi quyền sáng kiến pháp luật của Đại biểu Quốc hội

Bài gửi  Admin Sun Dec 12, 2010 5:10 pm


Trong quy trình xây dựng luật, pháplệnh, thì sáng kiến pháp luật được coi là công đoạn đầu tiên của quy trình. Mộttrong các chủ thể quan trọng có quyền sáng kiến pháp luật là đạibiểu Quốc hội.

1. Căn cứ pháp lýcủa vấn đề

Quyền sáng kiến pháp luật của đạibiểu Quốc hội đã được chính thức ghi vào các văn bản pháp luật, từ Hiến phápđến Luật tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (LuậtBHVBQPPL) và Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.

Hiến pháp năm 1992, Điều 87 quy địnhĐại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốchội. Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật do luật định. Luật tổchức Quốc hội năm 2001 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 quy định: “Đại biểuQuốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự ánpháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do phápluật quy định” (Điều 48); “Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luậtthông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiệnhành” (Điều 71). Khoản 2 Điều 22 Luật BHVBQPPL năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm2002) quy định: “Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật được quy địnhtại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnhđến Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và đồng thời gửi đến Chính phủ, trong đóphải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xác định đối tượng và phạm vi điềuchỉnh của văn bản, các điều kiện cần thiết cho việc soạn thảo văn bản; kiếnnghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội cũng được gửi đến UBTVQH và Chínhphủ”; “đối với dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội, đại biểu Quốc hội trình, thì UBTVQH thành lập Ban soạn thảo theo đềnghị của cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án” (khoản 1 Điều 25); “việc soạnthảo dự án luật, dự án pháp lệnh do Ban soạn thảo đảm nhiệm. Ban soạn thảo chịutrách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án về tiến độ vàchất lượng dự án” (khoản 2); “đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháplệnh có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này (a/ Chỉđạo Ban soạn thảo và thường xuyên cho ý kiến về việc soạn thảo dự án; b/ Yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quanđến dự án). Văn phòng Quốc hội đảm bảo điều kiện cần thiết cho Ban soạn thảo dựán luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình” (khoản 2 Điều 28). Quy chếhoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội (năm 2002) quy định:“Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật trước Quốc hội,dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự, thủ tục do Luật BHVBQPPL quyđịnh” (Điều 9).

Như vậy, quyền sáng kiến pháp luậtcủa đại biểu Quốc hội được mở rộng từ việc trình kiến nghị về luật, dự án luật(quy định của Hiến pháp), đến việc trình dự án pháp lệnh ra UBTVQH (quy địnhcủa Luật tổ chức Quốc hội). Trong việc trình kiến nghị về luật và dự án luậtthì gồm cả dự án luật mới và dự án luật sửa đổi, bổ sung.

Các văn bản pháp luật cũng đã quyđịnh cụ thể bốn vấn đề: trước hết, ai là người nhận sáng kiến pháp luật của đạibiểu Quốc hội (là UBTVQH và Chính phủ); hai là ai thành lập Ban soạn thảo luật,pháp lệnh (UBTVQH); ba là quyền hạn, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội có sángkiến pháp luật; bốn là, Văn phòng Quốc hội phải bảo đảm các điều kiện cần thiếtcho việc soạn thảo luật, pháp lệnh theo sáng kiến pháp luật của đại biểu.

Như vậy, quyền sáng kiến pháp luậtcủa đại biểu Quốc hội đã được quy định khá đầy đủ trong những văn bản pháp luậtrất quan trọng.

2. Thế nào là sángkiến pháp luật

Trong các văn bản pháp luật quy địnhquyền sáng kiến pháp luật của các chủ thể sáng kiến pháp luật, không có điềukhoản nào về giải thích thuật ngữ sáng kiếnsáng kiến pháp luật. Thuậtngữ sáng kiến trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển họcvà Nhà xuất bản Đà Nẵng 1997) trang 816 giải thích sáng kiếný kiến mới,có tác dụng làm cho công việc được tiến hành tốt hơn. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập III trang730, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2003) thì sáng kiến pháp luậtviệcđưa ra kiến nghị với Quốc hội về việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật. Nhưvậy phạm vi của sáng kiến làkhá rộng vì có thể có sáng kiến ở nhiều lĩnh vực, còn sáng kiến pháp luật thì hẹp hơn nhiều (vìchỉ đề cập đến sáng kiến trong một lĩnh vực, đó là lĩnh vực pháp luật).

Trong nội hàm của khái niệm sáng kiến có hai yếu tố: một là ý kiến mới,hai là tác dụng tốt hơn. Mớithì không phải bàn gì thêm, nhưng tốt hơn thì phải bàn thêm, vì tốt là nói vềchất lượng, còn số lượng thì có gồm trong chữ tốt được không? Vì vậy, có thểnói rõ hơn về sáng kiến pháp luậtnhư sau: “Sáng kiến pháp luật là việc đưa ra kiến nghị với Quốc hội hoặc UBTVQHvề việc xây dựng, ban hành văn bản luật; xây dựng, ban hành văn bản pháp lệnhtrong một năm hoặc trong một nhiệm kỳ Quốc hội, góp phần bảo đảm đủ số lượng vànâng cao được chất lượng”.

3. Nội dung củasáng kiến pháp luật

Theo các tài liệu tham khảo và kếtquả nghiên cứu về công tác lập pháp của một số nước, thì quyền sáng kiến phápluật của nghị sĩ gồm hai quyền rõ rệt. Một là quyền được trình một hoặc nhiềudự án luật ra Nghị viện /Quốc hội để được xem xét thông qua; hai là trình kiếnnghị về luật, tức là đề nghị Nghị viện /Quốc hội xem xét để quyết định soạnthảo một dự án luật (người khác soạn thảo chứ không phải người đề nghị phảitrực tiếp soạn thảo).

ở nước ta, ngoài luật còn có pháplệnh; đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật ra Quốc hội, trình dự án pháplệnh ra UBTVQH (theo Điều 48 của Luật tổ chức Quốc hội). Nhưng theo LuậtBHVBQPPL (khoản 2 Điều 22) thì đại biểu Quốc hội còn có quyền kiến nghị về pháplệnh (tức là đề nghị UBTVQH xem xét quyết định xây dựng một dự án pháp lệnh).

Tuy nhiên phạm vi, mức độ về quyềnsáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội Việt Nam có khác với quyền của nghịsĩ ở nhiều nước trên thế giới:

- Trong một chừng mực nào đó, quyềnnày có rộng hơn vì ở Việt Nam có hình thức văn bản quy phạm pháp luật là pháplệnh, mà các nước khác không có loại văn bản này. Mặt khác, tuy không có vănbản nào quy định nhưng thực tế cho thấy đại biểu Quốc hội cũng có thể có sángkiến về nghị quyết (những nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật). Luật BHVBQPPL(mới) được Quốc hội thông qua ngày 02/6/2008 và có hiệu lực vào ngày01/01/2009, đã công nhận nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật là một loại vănbản quy phạm pháp luật (Điều 2).

- ở một mức độ khác thì quyền nàylại hẹp hơn, vì nghị sĩ các nước khi trình dự án luật là trình cả dự thảovăn bản pháp luật cùng với bản thuyết minh dự thảo luật. Còn đại biểu Quốc hộiViệt Nam thì chỉ phải “nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xác định đối tượngvà phạm vi điều chỉnh của văn bản, các điều kiện cần thiết cho việc soạn thảovăn bản (khoản 2 Điều 22 Luật BHVBQPPL). Luật BHVBQPPL (mới) đã bổ sung thêmcác nội dung: những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản;dự kiến nguồn lực...; báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; thời gian dựkiến đề nghị Quốc hội, UBTVQH thông qua (Điều23). Việc soạn thảo dự thảo luậtthì “UBTVQH thành lập Ban soạn thảo theo đề nghị của cơ quan, đại biểu Quốc hộitrình dự án luật (khoản 1 Điều 25 Luật BHVBQPPL năm 1996; khoản 1 Điều 30 LuậtBHVBQPPL mới). Như vậy, đại biểu Quốc hội Việt Nam không trực tiếp soạn thảo màchỉ cho ý kiến chỉ đạo Ban soạn thảo và yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cungcấp thông tin, tài liệu.

Từ thực tế các quy định này, chúngta có thể thấy:

- Có tới 4 văn bản pháp luật quyđịnh về quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội, nhưng chưa thống nhất.Nếu chỉ dừng lại ở Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội thì có thể hiểu làđại biểu Quốc hội phải xây dựng, hoàn chỉnh dự thảo luật, dự thảo pháp lệnh đểtrình Quốc hội hoặc UBTVQH theo trình tự, thủ tục quy định. Khi Luật BHVBQPPLra đời thì lại không phải như vậy. Đã đến lúc, các văn bản phải thống nhất vềnội dung, còn hình thức thể hiện thì tuỳ loại văn bản mà thể hiện cho phù hợp.

- Luật BHVBQPPL quy định theo hướngmở rộng phạm vi sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội thì có trái với cácquy định của Hiến pháp không? Hiến pháp là luật gốc, là văn bản pháp luật caonhất được ban hành trước, nhưng Luật tổ chức Quốc hội, Luật BHVBQPPL đượcban hành sau. Theo nguyên tắc, các quy định của các luật được ban hành sau làviệc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, song ở đây, quy định đại biểu Quốchội có ý kiến hoặc trình dự án pháp lệnh (ngoài dự án luật) lại là quy địnhmới.

- Giữa việc kiến nghị luật, pháplệnh với việc trình dự án luật, pháp lệnh mới tưởng là khác nhau, nhưng khithực hiện, xét cho cùng thì không khác nhau. Để được Quốc hội chấp thuận kiếnnghị xem xét xây dựng một dự án luật hay UBTVQH xem xét xây dựng một dự án pháplệnh, thì đại biểu Quốc hội vẫn phải trình bày cụ thể, rõ ràng sự cần thiết;đối tượng, phạm vi điều chỉnh; những nội dung cơ bản của dự án. Nghĩa là, đạibiểu cũng phải trình bày các bước hệt như việc trình dự án luật, dự án pháplệnh. Do đó, trong điều kiện hiện nay, vấn đề này có thể phải quy định lại chorõ ràng.

4. Thực tiễn thựchiện quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội

Trong 11 khoá Quốc hội Việt Nam (từtháng 3/1946 đến tháng 7/2007), Quốc hội đã xây dựng và ban hành được 220 đạoluật; UBTVQH đã xây dựng và thông qua được 199 pháp lệnh. Trong đó, kể từ ngày15/4/1992, Quốc hội khoá VIII thông qua Hiến pháp 1992 có quy định quyền sángkiến pháp luật của đại biểu Quốc hội, đến hết khoá XI, Quốc hội đã xây dựng vàban hành được 160 đạo luật; UBTVQH xây dựng và thông qua được 119 pháp lệnh, nhưngchưa có đạo luật hay pháp lệnh nào do cá nhân đại biểu Quốc hội trình.

Thực tế, chỉ có một đại biểu Quốchội chuyên trách khoá XI có nguyện vọng trình một dự án pháp lệnh về lĩnh vựctư pháp. Đại biểu này đã chủ động soạn thảo pháp lệnh, đã báo cáo với Thườngtrực một Uỷ ban của Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách công tác phápluật. Nhưng vì nội dung của dự thảo pháp lệnh là một vấn đề đang được tranhluận, đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, vì thế, dự án này đã không đượcđưa vào chương trình xây dựng pháp luật.

Còn việc kiến nghị về luật, pháplệnh cũng có một trường hợp. Một đại biểu Quốc hội khoá X đã kiến nghị bổ sungdự án Luật Thuế sử dụng đất vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2002của Quốc hội. Kiến nghị này đã được Quốc hội chấp nhận (tuy nhiên trình tự thủtục không thật hợp lý).

Có thể nói, quyền sáng kiến phápluật của đại biểu Quốc hội đã được quy định ở nhiều văn bản pháp luật, nhưngviệc thực thi còn rất hạn chế (nếu không muốn nói là chưa thực hiện được). Hiệntrạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể đề cập tới một số nguyên nhân sau:

- Trong tiềm thức của chúng ta, xâydựng pháp luật được coi là một vấn đề cực kỳ thiêng liêng và hệ trọng, phải làmột tập thể có quyền uy, giàu trí tuệ mới làm được, còn một cá nhân nào đó thựchiện là rất khó. Dư luận xã hội càng khó chấp nhận một đạo luật có nguồn gốc từmột cá nhân.

- Không ít đại biểu Quốc hội cũngkhông hoàn toàn nắm chắc quyền sáng kiến pháp luật. Mỗi khoá Quốc hội thường cóhơn 1/3 số đại biểu mới lần đầu tham gia Quốc hội, chưa có dịp tìm hiểu kỹ càngquyền sáng kiến pháp luật, trong khi đó, ngay từ năm đầu của mỗi khoá, Quốc hộiđã phải xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ.

- Riêng việc trình dự án luật, pháplệnh phải trải qua trình tự bốn bước: 1) đại biểu Quốc hội có sáng kiến phápluật gửi đề nghị của mình đến UBTVQH, đồng thời gửi Chính phủ để tập hợp. Chínhphủ trình UBTVQH dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; 2) Uỷ ban Phápluật của Quốc hội thẩm tra dự kiến Chương trình do Chính phủ trình (trong đó cókiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội); 3) UBTVQH xem xét,lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội; 4) Quốc hộixem xét, biểu quyết thông qua quy trình này.

Trình tự này được sắp xếp theo quyđịnh của Luật BHVBQPPL. Nhưng trình tự nói trên không quy định đại biểu Quốchội được bảo vệ sáng kiến của mình ở Chính phủ, ở Uỷ ban Pháp luật, ở UBTVQHhay ở Quốc hội như thế nào, nên rất khó thực hiện.

- Muốn đề xuất được một sáng kiếnpháp luật, đại biểu Quốc hội hoặc phải là người nắm vững được công việc của mộtchuyên ngành và nắm vững được các kiến thức pháp luật, hoặc chí ít là một tronghai loại kiến thức đó. Đặc biệt là phải có kiến thức pháp luật cần thiết mới cóthể đưa ra được sáng kiến. Trong bốn nhiệm kỳ liên tục (từ khoá IX đến khoáXII), số đại biểu có chuyên môn pháp luật đều tăng lên đáng kể. Khoá IX chỉ có21 đại biểu /395 đại biểu (chiếm 5,31%); khoá X có 65/450 đại biểu (14,44%);khoá XI có 98/498 đại biểu, (19,68%); khoá XII lên tới 150/493 đại biểu,(30,42%). Tuy nhiên, số lượng đại biểu Quốc hội có chuyên môn pháp luật mới chỉcó tác động thiết thực nhất là giúp Quốc hội đẩy nhanh được tiến độ và nâng sốlượng các văn bản luật được thông qua; còn việc tăng cường sáng kiến pháp luậtthì vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể.

- Như đã nói, giữa việc kiến nghịpháp luật với việc trình dự án luật, dự án pháp lệnh, quy định thì có vẻ rạchròi, nhưng thực hiện thì hầu như chẳng khác gì nhau (đều phải nói rõ sự cần thiết,đối tượng và phạm vi điều chỉnh, những nội dung cơ bản của dự án. Nếu chỉ kiếnnghị tên dự án luật, pháp lệnh mà không nói đầy đủ các yêu cầu thì không đủ căncứ để có thể được chấp nhận). Tuy nhiên, nói cho cùng thì cả kiến nghị phápluật và việc trình dự án luật hay pháp lệnh, đều được bắt đầu từ các cá nhântrong một tập thể. Các cá nhân này đều có vị thế chính trị hay vị thế trong bộmáy quản lý và có uy tín cao, họ khởi xướng rồi chuyển hoá thành ý kiến tập thểqua sự chỉ đạo, lãnh đạo và qua các cuộc bàn thảo để đi đến thống nhất. Cáchlàm từ sáng kiến cá nhân trở thành sáng kiến tập thể hầu như đã thành nề nếp vàcũng có hiệu quả. Có lẽ cũng vì vậy mà rất hiếm khi có một cá nhân đại biểu nàotách khỏi tập thể để trình sáng kiến độc lập riêng rẽ.

- Thực tế cho thấy, nghị sĩ các Nghịviện /Quốc hội trên thế giới trình dự án luật và được Nghị viện /Quốc hội thôngqua thì thường là, các dự án luật đó rất ngắn, chỉ có 1-2 điều về nội dung. Vídụ, Luật Giắc -xơn Va -ních (cấm vận Cu -ba, cấm vận Liên Xô và cấm vận cả ViệtNam) thì nội dung chỉ là phạt, cấm vận kinh tế vì mục đích chính trị. Trong khiđó ở nước ta, nhiều người cho rằng, đã trình một dự án luật thì dự án phải bềthế, tầm cỡ, ít nhất cũng phải có vài chục điều, mà như thế thì lại chưa đủ sứcđể kham nổi.

5. Một số kiến nghị

- Trước hết phải làm rõ (một cáchrành rọt) nội dung sáng kiến pháp luật; các văn bản quy định về vấn đề này phảithống nhất nội dung, phạm vi, mức độ (không thể tiếp tục tình trạng văn bản saulại quy định rộng hơn văn bản trước và có thể hiểu khác văn bản trước). Sángkiến pháp luật vẫn có thể gồm hai nội dung như quy định hiện hành (đại biểuQuốc hội có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh và kiến nghị về dự án luật,dự án pháp lệnh), nhưng phải thực chất hơn. Theo chúng tôi, phải nâng cấp mứcđộ, nghĩa là đại biểu trình kiến nghị về luật, pháp lệnh thì thực hiện như quyđịnh về trình dự án luật, dự án pháp lệnh hiện nay. Tức là phải chứng minh đượccuộc sống đang đòi hỏi cấp thiết phải có luật, pháp lệnh đó. Phải làm rõ đốitượng, phạm vi điều chỉnh và những nội dung cơ bản của luật, pháp lệnh. Còn đạibiểu trình dự án luật, dự án pháp lệnh thì sau khi được chấp nhận, đại biểuphải trình dự án hoàn chỉnh (gồm cả tờ trình và dự thảo luật, dự thảo pháplệnh), tức là đại biểu phải trực tiếp soạn thảo chứ không phải chỉ có sáng kiếncho người khác làm. Quy định như thế này sẽ rành rọt, cá nhân ra cá nhân,tập thể ra tập thể, không biến cái của cá nhân thành cái của tập thể một khisáng kiến đó đích thực là của cá nhân đại biểu Quốc hội mà đại biểu này khôngmuốn tập thể hoá. Quy định như vậy sẽ vừa đề cao được trách nhiệm của đạibiểu, vừa khuyến khích được đại biểu có khả năng, có năng lực mạnh dạn hơntrong thực hiện quyền sáng kiến pháp luật. Tuy nhiên, nên bắt đầu từ những dựán luật, pháp lệnh đơn giản, ngắn gọn hoặc những dự án luật, pháp lệnh sửa đổi,bổ sung 1-2 điều luật, pháp lệnh hiện hành thì sẽ dễ thành công hơn. Chúng tađang mong muốn đến một lúc nào đó, Quốc hội, các cơ quan Quốc hội sẽ tự soạnthảo lấy nhiều dự án luật, pháp lệnh và đây có thể là bước đi ban đầu cho ýtưởng đó.

Nếu vì lý do bất khả kháng mà đạibiểu không thể tự dự thảo được, thì UBTVQH sẽ thành lập Ban soạn thảo để dựthảo luật, pháp lệnh do đại biểu trình.

Nhân đây cũng xin được nói thêm là,một số quy định hiện hành rất khó thực hiện được nếu không nói là hình thức. Vídụ, đại biểu Quốc hội chỉ đạo Ban soạn thảo trong quá trình soạn thảo dự ánluật do mình đề xuất. Nếu giữ quy định này thì chưa biết đến bao giờ mới thựchiện được.

- Hiến pháp đã quy định quyền sángkiến pháp luật của đại biểu Quốc hội, nhưng để thực hiện được quyền này thìphải quy định rõ ràng, cụ thể cơ chế thực hiện, trong đó vấn đề đầu tiên là đạibiểu Quốc hội phải được quyền bảo vệ sáng kiến của mình trước cơ quan chuẩn bịdự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Nếu đại biểu chứng minh được đólà một sáng kiến cần thiết cho việc quản lý, điều hành hoạt động của một lĩnhvực nhất định thì sáng kiến đó phải được đưa vào dự kiến Chương trình (vì nếukhông được trình bày thì rất có thể những người có trách nhiệm không thấy hếtđược ý nghĩa sáng kiến của đại biểu). Đây cũng là cách làm dân chủ, phát huyđược trí tuệ của từng cá nhân đại biểu Quốc hội (Luật BHVBQPPL (mới) tại khoản1 Điều 26 đã công nhận quyền này).

- Quy định hiện hành (tạikhoản 2 Điều 28 Luật BHVBQPPL) chỉ nói Văn phòng Quốc hội đảm bảo điều kiện cầnthiết cho Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.Trong việc bảo đảm các điều kiện, thì điều kiện về tài chính là rất quan trọng.Nhưng thực tế cho thấy, do cơ chế trình và thực hiện sáng kiến chưa rành mạchnên hầu như chưa bao giờ đại biểu thực hiện được sáng kiến, do đó cũng chưa baogiờ được hỗ trợ trực tiếp một khoản tài chính nào. Nếu luật sửa đổi lại quyđịnh nội dung sáng kiến (như nói trên đây) thì phải quy định hình thức hỗ trợtrực tiếp (thậm chí là đầu tư) cho đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháplệnh. Nếu đại biểu thực sự có năng lực, có nhiệt tình, có trách nhiệm thì sự hỗtrợ này sẽ rất hiệu quả, có thể tiết kiệm tới 1/3 kinh phí cho mỗi dự án (chúngta không khỏi băn khoăn trước thực trạng, có dự án Ban soạn thảo được hìnhthành một đội hình rất đẹp, nhưng thực tế chỉ có một hai chuyên viên thao tácđầu tắt mặt tối trong tất cả mọi việc). Đầu tư nguồn lực cho sáng kiến phápluật của đại biểu Quốc hội vừa phát huy cao độ được nguồn nhân lực, trí tuệ,lại vừa tiết kiệm được kinh phí một cách thiết thực.


TS. Bùi Ngọc Thanh
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp

Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết