https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hệ thống lại kiến thức môn XDVBPL (học phần 1)

Go down

Hệ thống lại kiến thức môn XDVBPL (học phần 1) Empty Hệ thống lại kiến thức môn XDVBPL (học phần 1)

Bài gửi  Admin Sun Dec 12, 2010 4:52 pm

I. Lập CTXDL,PL
Trong giai đoạn Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có các hoạt động: đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Bộ tư pháp lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chính phủ xem xét, thông qua dự kiến và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Uỷ ban PL phối hợp với HĐ dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức khác; Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội xem xét, thông qua…


II. Hoạt động soạn thảo dự án luật,pháp lệnh
- Trong giai đoạn soạn thảo có các hoạt động thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo; tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án, dự thảo; tổ chức lấy ý kiến về dự án, dự thảo; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý; thẩm định dự án luật; chỉnh lý, hoàn thiện dự án để trình Chính phủ...
1. Quy trình soạn thảo luật,pl ở Chính phủ
Theo quy định tại các điều từ 25 đến 31 Luật 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002) bao gồm các giai đoạn sau:
- Thành lập ban soạn thảo;
+ Ban soạn thảo tiến hành các công việc cần thiết cho việc soạn thảo ;
+ Cơ quan trình dự án chỉ đạo Ban soạn thảo, xem xét việc trình dự án;
+ Tổ chức lấy ý kiến của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt trận;
+ Trình dự án luật, pháp lệnh ra trước cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua.
2.Ban soạn thảo được tổ chức và hoạt động ntn?
Thành phần:
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế Ban soạn thảo:
- Trưởng ban soạn thảo là người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo;
+ các thành viên khác gồm: đại diện Bộ tư pháp, văn phòng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên ngành, các chuyên gia, các nhà khoa học;
+ Các thành viên khác của Ban soạn thảo phải là vụ trưởng hoặc tương đương trở lên;
+ Thành viên ban soạn thảo phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo, có thời gian tham gia các hoạt động của Ban soạn thảo;
- Số lượng thành viên ban soạn thảo ít nhất là 9 người, trong đó 1/3 là các chuyên gia, các nhà khoa học.
Như vậy, Ban soạn thảo, ngoài các thành viên thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo, còn bao gồm các “thành phần cứng” là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan. Lần đầu tiên, sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học vào hoạt động xây dựng pháp luật cũng được “chính thức hóa” trong văn bản quy phạm pháp luật.
=> Quy định về thành phần Ban soạn thảo tại Quy chế Ban soạn thảo như trên: 1. nhằm mục đích bảo đảm tính chất liên ngành trong quá trìn soạn thảo, khắc phục tình trạng soạn thảo mang tính cục bộ; mặt khác, một dự án luật, pl dù thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của một cơ quan, ban, ngành nhưng nội dug của nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nên cần có sự tham gia của nhiều cơ quan có liên quan để đảm bảo dự án luật,pl đó thể hiện đầy đủ và chính xác quan hệ pháp luật mà nó điều chỉnh.
• Hoạt động:
Theo qđ tại các Điều 25 và 26 Luật BHVBQPPL, cơ quan, tổ chức, tổ chức trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của QH, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH thành lập Ban soạn thảo. UBTVQH thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp:
- dự án luật, dự án pháp lệnh có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ;
- dự án luật do UBTVQH trình;
- dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các UB của QH;
- dự án luật do ĐạI biểu QH trình;
Trong việc soạn thảo dự án luật, Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau:
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hộI liên quan đến nộI dung chính sách của dự án;
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án;
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án;
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đốI tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nộI dung của dự án;
5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án;
6. Xây dựng báo cáo dự báo tác động kinh tế - xã hộI và dự kiến nguồn tài lực tài chính;
7. Xác định danh mục các điều, khoản, điểm và các văn bản phảI huỷ bỏ, sửa đổI, bổ sung, đề xuất hướng sửa đổI bổ sung.
- nguyên tác hoạt động của Ban soạn thảo là “hoạt động thường xuyên và theo chế độ thảo luận tập thể”. Cụ thể hoá nguyên tắc này, Điều 14 quy chế Ban soạn thảo quy định “Trưởng ban soạn thảo triệu tập cuộc họp của Ban soạn thảo 1 lần/1 tháng”. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, tuỳ theo tính chất, nội dung của từng dự án, dự thảo, Trưởng Ban soạn thảo có thể triệu tập thêm các cuộc họp để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo.

3. Tổ biên tập được tổ chức và hoạt động ntn?
Tổ biên tập có chức năng giúp Ban soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ của Ban soạn thảo . Thành phần của Tổ biên tập gồm ½ số thành viên là các chuyên gia của cơ quan chủ trì soạn thảo, số còn lại là các chuyên gia của cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Ban soạn thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự án, dự thảo. Năng lực mọi mặt của các thành viên Tổ biên tập ảnh hwongr trực tiếp đến chất lượng dự án luật và cả tiến độ lập pháp của Qh. Tổ biên tập là chủ thể trực tiếp thực hiện hầu hết các nhiệm vụ mà hiện nay Luật và Quy chế giao cho Ban soạn thảo. Đối với các chính sách, vấn đề lớn của dự án, dự thảo, tuy Tổ biên tập không thể là chủ thể quyết định, nhưng cũng là chủ thể “thảo luận” vấn đề, thậm chí là người gián tiếp quyết định đưa các vấn đề đó vào “chương trình nghị sự” của Ban soạn thảo.

4. Nhân dân được tham gia góp ý kiến vào dự án luật ntn?
Tuy việc lấy ý kiến nhân dân đã được quy định trong hiến pháp (46,59,80,92)
Trong soạn thảo luật việc lấy ý kiến nhân dân thì đã được quy định ngay từ luật 1996 (điều 26) và tiếp tục khẳng định ngay trong luật 2002
Trong quy trình làm luật của chính phủ thì việc lấy ý kiến nhân dân đã được quy định tại điều 27 khoản 2 nghị định 161
Phương thức được quy định tại điều 28 nghị định 161:
-Lấy ý kiến trực tiếp
-Qua hội nghị , hội thảo
-Qua thông tin đại chúng
-Qua Internet
Nhưng trên thực tế thì khác theo khảo sát từ năm 1987-2000 thì hình thức lấy ý kiến của nhân dân chỉ được tiến hành với khoảng 4%
Trong sửa đổi hiến pháp thì lấy ý kiến nhân dân là 100%.

5. Những bất cập trong quá trình soạn thảo luật,pháp lệnh?
1.Về thành phần hoạt động của thành viên ban soạn thảo dự án luật
-Thành phần BST không tuân thủ nghiêm túc các quy định hoăc có tuân thủ nhưng mang tính không nghiêm túc
- Chưa phát huy hiệu quả của mình trong quá trình soạn thảo, chưa nêu lên được tiếng nói đại diên cho bộ nghành mình.
- Thực trạng cho thấy , các văn bản pháp luật nào được giao cho bộ, ngành nào soạn thảo, thì bộ ngành đó thường có xu hướng soạn thảo các quy phạm theo hướng có lợi cho công tác quản lý của ngành – đc gọi là lợi ích cục bộ…
- Không ít các thành viên tham dự các cuộc họp của Ban soạn thảo hầu như không phát biểu ý kiến, hoặc có ý kiến, nhưng ko liên quan gì đến dự án luật,pl đang được soạn thảo.
- Đại bộ phận các Ban soạn thảo không có sự tham gia của các chuyên gia các nhà khoa học hoặc có tham gia nhưng ít.
- Hình thức hội thảo, toạ đàm, sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học chưa sâu, chưa thực sự phát huy hiệu quả.
2. Những bất cập về nhiệm vụ và hoạt động của ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh
- BST không thể thực hiện đầy đủ tất cả các nhiệm vụ đã quy định do khối lượng công việc lớn và thời gian hạn chế.
- Không thể tổ chức thường xuyên các cuộc họp. Ban soạn thảo không thể trực tiếp thực hiện các nội dung quan trọng như việc thảo luận về chính sách, các vấn đề lớn của dự án, dự thảo và ýkiến chỉ đạo nội dung, đôn đốc tiến trình soạn thảo của tổ biên tập.
- Thành viên BST không tham gia cuộc họp, không đóng góp ý kiến bản thân đối với dự án
- BST không hoat động thường xuyên theo đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo qđ điều 2 quy chế BST, ko thực hiện đúng qđ Điều 14 Quy chế là họp mỗi tháng 1 lần…
3. Bất cập của tổ biên tập:
- Tổ Biên tập có vai trò quan trọng trong hđ soạn thảo luật nhưng những gì pháp luật hiện hành cho nó còn quá mờ nhạt, chưa xứng đáng với vị trí trong quy trình xd luật,pl. Hđ của Tổ biên tập chưa được đánh giá đúng mức làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tiến độ xây dựng dự án luật,pl.
4.Trong việc lấy ý kiến cá nhân tổ chức trong quy trình soạn thảo
- Mặc dù trong hiến pháp và luật có quy định nhung chưa được thực hiện tối đa trong thực tiễn
- Lấy ý kiến muộn
Mang tính ngẫu hứng trong việc tiếp thu và phản hồi
5.Bất cập về sự tham gia của các chuyên gia các nhà khoa học
- Không có sự tham gia hoặc thiếu sự tham gia trực tiếp
- Số lượng các nhà chuyên gia còn hạn chế hoặc không có sự tham gia của các nhà khoa học
6.Bất cập liên quan đến việc phân tích vào hoạch định chính sách trong quá trình soạn thảo Chưa khoa học và hợp lí.
(còn nữa - Chúc các bạn học tốt!)
bài viết còn nhìu thiếu xót xin các thành viên thông cảm.






Very Happy
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết