https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đáp án đề cương lịch sử nhà nước việt nam

Go down

Đáp án đề cương lịch sử nhà nước việt nam Empty Đáp án đề cương lịch sử nhà nước việt nam

Bài gửi  longlw2a_dhcd Mon Dec 13, 2010 8:04 pm


Câu 1: Địa vị quyền lực của nhà vua trongnền q.chủ tw tập q` thời pk

I. Địa vị của nhà vua trong nhà nước Phongkiến Việt Nam:

Trong chế độ Phong kiến, đặc biệt là quanđiểm của Nho giáo, vua được coi là “Thiên Tử” (con Trời). Về địa vị của nhàvua, thuyết "Mệnh Trời" (Thiên Mệnh) đã chỉ rõ:

- Vua là người đại diện cho Thượng đế (Trời) để cai trị dân, là người “thayTrời hành đạo”, đồng thời cũng là người đại diện cho dân trước Thượng đế:Mọi ý chỉ, mệnh lệnh của vua đều được cho là theo “Mệnh Trời” nên trong cácchiếu chỉ thường có “Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…” hay như trongBình Ngô Đại Cáo, câu đầu tiên cũng khẳng định: “Thay Trời hành hoá, Hoàngthượng truyền rằng…”. Cũng chính vì thể theo “Mệnh Trời” nên mệnh lệnh của vuaphải tuyệt đối được phục tùng và thực hiện như một điều tất yếu. Bên cạnh đó,các vị vua Phong kiến Việt Nam cũng thường đại diện cho dân trước Thượng đế,thể hiện ở việc lập đàn tế Trời, cầu xin mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoàđể người dân có cuộc sống ấm no, hưng thịnh, thái bình…

- Địa vị và chức năng làm vua là do Trời định sẵn cho người đó (Thiên Mệnh):Đây được coi như một “sự uỷ nhiệm” của Trời. Nếu vị vua đó trở nên hoang tàn,bạo ngược, không thể chăm sóc được cho người dân, thì Trời sẽ bãi bỏ sự uỷnhiệm của mình và trao địa vị này cho người khác phù hợp hơn thông qua conđường lật đổ vị vua cũ, nếu việc lật đổ thành công thì sự uỷ nhiệm đó đã đượctrao cho người mới và ngược lại.

- Vua với địa vị của mình chỉ đứng dưới một người là Trời, còn trên muôn người:Trong cả nước, quan lại là bầy tôi của vua, nhân dân là thần dân của nhà vua.Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước. Nước - quốc gia Phong kiến (Sơnhà xã tắc) không phải là của nhân dân mà là của nhà vua.

Như vậy, địa vị của nhà vua đã bao trùm lêntoàn bộ đất nước. Và vị vua theo “Thiên Mệnh” sẽ phải chăm sóc, đảm bảo sựthịnh vượng của mọi người dân trong xã hội.

II. Quyền lực của nhà vua:

1. Nhà vua nắm vương quyền:

Có thể thấy, với một địa vị là “Thiên Tử”,đứng dưới một người mà trên vạn người, thì nhà vua cũng chính là người nắmtrong tay toàn bộ vương quyền của đất nước. Những điều đó được thể hiện ở cácđiểm sau:

- Về mặt lập pháp: nhà vua chính là người duy nhất có quyền đặt ra phápluật. Ý chí của nhà vua dưới mọi hình thức đều trở thành pháp luật: Nếu là lờinói thì mệnh lệnh đó sẽ được sứ giả truyền đi khắp nơi và thực thi (“Vua truyềnrằng” hay “Vua ban rằng”), nếu là bằng văn bản thì trở thành thánh chỉ, thánhý…

- Về mặt hành pháp: Nhà vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởngphạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm, lương bổng đối với quanlại trong cả nước (Năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạotướng quân; Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Đại hành khiển). Như vậy, nhà vua chínhlà người đứng đầu nền hành chính quốc gia, có quyền lực rất lớn.

- Về mặt tư pháp: Nhà vua chính là người giữ tài phán quyết cao nhất. Thếhiện ở việc vua là người có quyền quyết định cuối cùng đối với bất cứ một vụ ánnào. Các bản án vua đã xét xử (dù là sơ thẩm hay phúc thẩm) đều không ai cóquyền xét xử lại, không được thụ lý các vụ án mà triều vua trước đã xử… Bêncạnh đó, vua là người duy nhất có quyền đại xá hay đặc xá cho các can phạm.

- Về mặt quân sự: Vua chính là người đứng đầu quân đội, là Tổng tư lệnhquân đội, có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các chức trong bộ máy quân sự; ban hànhcác chính sách quân sự (nhà Lý - chính sách Ngụ binh ư nông)

- Về mặt ngoại giao: Nhà vua là người đại diện hợp pháp duy nhất trong cácquan hệ bang giao. Việc đón tiếp hay cử các sứ thần đi bang giao, ký tên cáchiệp ước… đều phải do nhà vua trực tiếp hay cử người đi thực hiện, không một cánhân hay cơ quan nào có quyền hành thay thế được.

- Về mặt kinh tế: Nhà vua là người chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đấtcông của các làng xã trong cả nước, là người duy nhất được phép ban hành cácchính sách kinh tế trong nước (nhà Lê Sơ – chính sách Lộc điền, Quân điền)

2. Nhà vua nắm thần quyền:

Ngoài vương quyền, với tư cách là con củaTrời, nhà vua còn nắm trong tay cả thần quyền, biểu hiện như:

- Trong các lễ nghi tôn giáo, nhà vua luôn là chủ tế. Chỉ duy nhất nhà vua mới cóquyền tế Trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh, quỷthần. Vì quyền tế trời là đặc quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hàng nămngười ta thường gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế lễ bao giờ cũng thuộc về vua.

- Nhà vua chính là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chứctước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy địnhnơi thờ cúng thần thánh), khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hoặc phá hủyđền thờ…

3. Nhà vua có những đặc quyền riêng:

Với những địa vị và quyền lực lớn về vươngquyền và thần quyền như trên, thì nhà vua còn có thêm những đặc quyền, ưu quyềnriêng cho mình như:

- Mọi người không được phạm đến tên huý của vua và người thân thích của vua (

- Những gì thuộc về nhà vua đều là cao quý, nên phải dùng những ngôn từ đặc biệt,các mỹ tự như: Thánh ý, Long thể, Ngọc tỷ, Hoàng bào, Long sàn, Châu phê, Ngựbút…

- Màu vàng là màu y phục của vua. Quan lại và thần dân cấm không được mặc quần áomàu vàng, trừ những người được vua ban mặc sắc vàng, làm trái là bị tội khiquân. Từ thời Lý Cao Tông trở đi, chỉ nhà vua mới được mặc áo sắc vàng thêurồng và trâm cài búi tóc bằng vàng.

- Nhà vua có quyền được thần thánh hoá qua các sử quan, chịu trách nhiệm ghichép. Như tương truyền khi mới sinh ra, Lý Thái Tổ toả ra một ánh hào quang rựcrỡ, ở hai lòng bàn chân có hiện hai chữ “Vương”. Và sự ra đời của triều Lý đãđược dự báo từ trước bởi một bài thơ kỳ lạ xuất hiện dưới gốc cây bị sét đánhcũng như rất nhiều các truyền thuyết dân gian khác về các vị vua như Đinh BộLĩnh, Lê Thánh Tông…

4. Những yếu tố kiềm chế và hạn chế quyền lực của nhà vua:

a. Yếu tố kiềm chế quyền lực của nhà vua:

- Bổn phận thân dân của nhà vua: xuất phát từ quan điểm Thiên nhân tươngdữ, ý Trời được thể hiện qua lòng dân. Nên muốn thực hiện được Thiên Mệnh thìnhà vua phải thân dân, phải quan tâm đến đời sống của nhân dân, Mạnh Tử có nóirằng: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (ý muốn nói dân là quí hơnhết, sau mới tới giang sơn xã tắc sau cùng mới tới Vua). Như Lê Lợi đã nói:“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, hay rất nhiều các vị vua thời Lê, Nguyễn đãban hành các chính sách miễn lao dịch, binh dịch cho nhân dân.

b. Yếu tố hạn chế quyền lực của nhà vua:

- Các tập quán chính trị: Các tập quán chính trị từ xa xưa có sức sống rấtmãnh liệt, bởi nó dựa vào quan điểm “pháp tiên vương” của đạo Nho. Tuy có sựthay đổi trong cách thức tiến hành, nhưng về cơ bản, các vị vua sau vẫn luônphải tôn trọng những tập quán chính trị - những quy tắc xử sự truyền thống, đãđược hình thành, định vị từ các đời vua trước, các triều vua trước (tập quántruyền ngôi trọng con trai, con trưởng hay như trong “Minh Mệnh chính yếu” củaQuốc sử quán triều Nguyễn có một chương nói riêng về việc phải noi theo chế độcủa tiên vương)

- Phương thức nghị đình: Đây là một tập quán chính trị trong các triều đạiPhong kiến Việt Nam, yêu cầu các vị vua trước khi đưa ra những quyết định quantrọng cần tham khảo ý kiến của Hội đồng đình thần trong các phiên triều hay cácvị Bô lão như trong Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng…

- Chế độ khoa cử: Nhà vua luôn phải tôn trọng và tuân theo chế độ khoa cử,không thể tuỳ tiện muốn cho bất kỳ ai làm quan cũng được, mà còn phải căn cứvào sự đỗ đạt của nho sỹ để tuyển bổ làm quan (Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoathi đầu tiên tuyển nhân tài, năm 1086 thi lấy người có văn học trong nước sunglàm quan Hàn lâm viện)

- Chế độ tự quản làng xã: Do tồn tại nhiều tàn dư thời công xã nông thônvà ảnh hưởng của hơn mười thế kỷ chống đồng hoá thời Bắc thuộc, làng xã ViệtNam trong lịch sử luôn mang tính tự quản, tự trị cao, khiến nhà vua cũng phảitôn trọng.

CÂU 2: Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang
1. Những biến chuyển về kinh tế xãhội
Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nềnkinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhấtlà Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú,đa dạng như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, rìu, v.v.. Mỗi loại công cụsản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau.

+Sự tiến bộ củacông cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nềnkinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồmnhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo,phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng đến ven biển.
+Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế nông nghiệpdùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời HùngVương. Việc nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng ra đời còn chứng tỏ bướctiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồncung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọihoạt động khác.
+Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi công tác trịthuỷ, thuỷ lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác.

+Cùng với nôngnghiệp, chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Để phục vụnông nghiệp, cư dân bấy giờ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu, bò.

+Việc nghiên cứuvà nấu luyện hợp kim đồng phù hợp với các loại hình công cụ khác nhau là mộtthành tựu lớn của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ.

+Sự phát triểncủa trình độ kỹ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời HùngVương không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sảnxuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyểnbiến quan trọng trong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sự phân công lao độngtrong xã hội. Một số thợ thủ côngtách khỏi nông nghiệp.

+. Sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủcông nghiệp, sự traođổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngàycàng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêmnguồn của cải xã hội. Sản phẩm dư ngày càng nhiều dẫn đến sự phân hoá xã hội.Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đấtcông của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt, biến thànhcủa riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự pháttriển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quantrọng, đó là sự phân hoá thành kẻ giàu người nghèo.2. Sự phân hóa xã hội
xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khácnhau. Sự phân hoá đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét hơn qua một quá trình lâudài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn.Tuy nhiên, sự phân hoá xãhội bấy giờ chưa sâu sắc.
Sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiệntượng này là sự ra đời của nô lệ, gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầnglớp xã hội khác nhau:
- Quý tộc: gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạcvà những người giàu có khác.Tầng lớp bình dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhấttrong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.
- Nô tỳ: tầng lớp thấp nhất, phải phục vụ quý tộc.
Như vậy, đã hình thành tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ cáccương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ (làng xã về sau). Nhữngtiền đề đầu tiên, cần thiết cho sự hình thành nhà nước thời HùngVương vào giaiđoạn Đông Sơn đã xuất hiện. Sự ra đời của công xã nông thôn do yêu cầu tự vệchống các mối đe doạ từ bên ngoài, yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệptrồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình hình thành nhà nước, đưa đếnsự ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn Đông Sơn (thế kỷVII-VI trước CN).
Các công xã thị tộc tan rã, làng xóm định cư (công xã nông thôn) xuất hiện.

+Mỗi xóm làng cómột số gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ, nhưng người phụ nữ vẫn có vị tríquan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, được mọi người coi trọng. Trong xómlàng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên cạnh quan hệ láng giềng (địalý).
3. Nhà nước Văn Lang ra đời
Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm,các bộ lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh vớinhau. Bộ lạc Lạc Việt là hạt nhân của liên minh đó. Phạm vi phân bố của văn hoáĐông Sơn cũng phù hợp với cương vực của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Trongphạm vi cương vực đó có 15 bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùngchung sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển,đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống, phong hoá chung. Vànhư vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thuỷ bộ lạc đã hình thànhcác đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chungvà một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.
- Nhà nước Văn Lang
Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà nước sơ khai ởnước ta, đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương là người chỉ huy quânsự đồng thời chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạctướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các"bộ". NướcVăn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) còngọi là phụ đạo, bộ tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọilà kẻ, chiềng, chạ). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính. Bên cạnh bồchính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như mộthội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn, mỗicông xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhàcông cộng.
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khinhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã cópháp luật để điều chỉnh xã hội. Sách "Hậu Hán thư" viết: luật củangười Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều. Cũng có thể "luậtViệt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục(tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư dânnước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.
Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trướcCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưnglà Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn(505-462 trước CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vàocác tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, cóthể nói thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơkhai là vào khoảng thế kỷ VII-VI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kếtquả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước vềcác mặt).
Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sựphân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩathời đại của lịch sử Việt Nam- mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.


Câu 4 Các quyđịnh trong hôn nhân-gia đình

Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hônnhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đìnhgia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến,tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.

Hôn nhân

Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điềuchỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).

Kết hôn

Trong quan hệ kết hôn, luật quy định cácđiều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không đượckết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khiđang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹđang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), tròlấy vợ góa của thày (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316,323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặcdù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Contrai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đãtồn tại một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quyđịnh về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314,315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từsau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ màlại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng...Còn người con gái phải gả chongười hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khithành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từhôn.

] Chấm dứthôn nhân

Luật Hồng Đức quy định các trường hợpchấm dứt hôn nhân là: một trong người đã chết, ly hôn.

Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do mộttrong hai người đã chết cần lưu ý là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngaynếu người chết là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãntang. Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.

Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:

1. Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323,324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.

2. Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quyđịnh người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạntuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnhnhư phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.

3. Ly hôn do lỗi của người chồng: Các điều308 / 333 quy định người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng đã bỏlửng vợ 5 tháng không đi lại (có quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc phảiđi xa hay nếu con rể lấy điều thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ.
Câu3:

Nguồnluật thời pháp thuộc


1. Có nghĩa như hình thức áp luật trong ngônngữ thông thường (ít dùng).

2. Trong khi pháp lí, nguồn pháp luật là cơsở để xác định đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnhvà nội dung của một ngành luật trong hệ thống pháp luật. Mỗi ngành luật đượchình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vd. nguồn pháp luật của luật nhà nước(luật hiến pháp) là Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật quốc tịch, Luật tổchức hội đồng nhân dân, vv. Nguồn pháp luật của Luật hành chính là những điềuquy định của Hiến pháp về chính phủ, thủ tướng chính phủ, nghị định thành lậpcác bộ, những quy định về ủy ban nhân dân trong Luật tổ chức hội đồng nhân dânvà ủy ban nhân dân. Nguồn pháp luật là những căn cứ mà nhà lập pháp tham khảosử dụng để xây dựng các định chế, các văn bản pháp luật của nhà nước mình. Vềnguồn gốc của pháp luật Việt Nam,

+Thời kì thuộc Pháp, từ 1884 đến Cách mạngtháng Tám 1945: - Nguồn gốc các định chế pháp lí Việt Nam thời thuộc Pháp, cũngnhư thời kì trước, được ghi trên giấy tờ trên luật pháp thành văn, từ các bộluật hình sự, dân sự, thương mại, tố tụng vv. do hoàng đế Việt Nam với tư cáchchủ thể quyền hợp pháp ban hành tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, lẽ dĩ nhiên là với sựthỏa thuận của viên đại diện chính phủ Pháp là toàn quyền Đông Dương cho đếncác dụ của hoàng đế Việt Nam ban hành tại hai xứ nói trên để bổ sung luật sửađổi những điều khoản, hoặc để quy định về những vấn đề không thuộc phạm vi điềuchỉnh của các bộ luật nói trên. - Nguồn gốc các định chế pháp lí Việt Nam trongthời kì này cũng còn là các sắc lệnh của tổng thống Pháp, các nghị định có tínhcách lập quy của toàn quyền Đông Dương, hoặc của thống sứ Bắc Kỳ, khâm sứ TrungKỳ, và các nghị định có tính cách lập quy của các viên đốc lí tại các thành phốnhượng địa Hà Nội, Sài Gòn, vv. - Một nguồn gốc nữa của các định chế pháp líViệt Nam là các án lệ (jurisprudence) của các tòa án tư pháp hoặc hành chínhcao cấp nhất tại Việt Nam như Tòa thượng thẩm (Cours d'appel), Tòa án hànhchính, Tòa án cai trị Đông Dương (Conseil du Contentieux Administratif del'Indochine) và Tham chính viện Pháp (Conseil d'Etat Francais). 4) Trong cáctrường hợp mà luật pháp thành văn không dự liệu rõ ràng, hoặc án lệ chưa nhắctới, tục lệ đương nhiên trở thành một nguồn gốc đáng kể của các định chế Việt Nam.

Câu 4:Nguyên nhân hình thành và thể chế của lưỡng đầu vua lê - chúa trịnh:

a,N/nhân:Ở Đàng Ngoài hình thành và tồn tại và hình thành thể chế lưỡng đầu là do nhữngng/nhân sau đây:

- Nguyên nhân sâu xa và có tính chất chủ đạolà tư tưởng chính danh của Nho giáo. Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trịchính thống từ đầu thoìư Lê sơ. Theo quan điểm Nho giáo thời bấy giờ chỉ cótriều Lê là triều đại chính thống. Nên khi cầm quyền, các chúa Trịnh ko thể koduy trì triều Lê.

- Nguyên nhân về mặt lịch sử, thể chế lưỡng đầuđã bắt đầu được hình thành từ thời Lê trung hưng, tức giai đoạn Nam Triều.Trong đó, bên cạnh vua Lê là Nguyễn Kim rồi họ Trịnh nắm thực quyền. Sau khi đánhđổ đc nhà Mạc, họ Trịnh ko thể tiếp tục duy trì vua Lê ở Đàng Ngoài.

- Ng/n thứ 3 là sự tương quan lực lượng giữacác phe phái phong kiến: giữa tập đoàn họ Trịnh và tập đoàn nhà Lê, giữa pk ĐàngNgoài và Pk Đàng Trong. Triều Lê đã tồn tại hàng trăm năm, đã có ảnh hưởng lớnlao trong xã hội bấy giờ. Nhiều sĩ phu pk và thần dân vẫn hướng về vua Lê. Nhưngnhà Lê lúc này đã trở lên mục nát và muốn tồn tại được phải dựa vào một thế lựcpk khác, đó là họ trịnh. Họ Trịnh là một tập đoàn Pk mới trội lên và có thế lựcnhất lúc bấy giờ, nhưng muốn cai trị đc thiên hạ thì phải dựa vào danh nghĩanhà Lê. Ở Đang Trong, Chúa Ng~ cũng giươngchiêu bài phù Lê diệt Trịnh. Nên các chúa Trịnh muốn tập hợp đc lực lượng ở ĐàngNg` chống Ng~ thì ko thể phế bỏ vua Lê.

b, Đặc điểm: Chính quyền Lê-Trịnh thể hiện sự hoàn bị,rõ ràng nhất và tiêu biểu về thể chế lưỡng đầu trong l/s chế độ pk vn. Chế độThái thương hoàng thời Trần là thể chế lưỡng đầu cùng dòng họ, giữa cha và con,cùng hoà hợp quyền lực. CQ lê – Trịnh là thể chế lưỡng đầu của 2 dòng họ, giữavua và chúa, giữa đế và vương, kết hợp với nhau trong sự đối trọng, vừa hoà hợpvừa mẫu thuẫn.

Nếu thể chế lưỡng đầu thời Trần chỉ đc thể hiệnduy nhất ở 2 cá nhân đứng đầu Nhà nước là Thái thượng hoàng và Hoàng đế, thì chếđộ lưỡng đầu thời Lê - Trịnh ko chỉ dc thể hiện tập trung ở vua và chúa, mà cònđược thể hiện rõ ràng và chặt chẽ ở các thể chế Nhà nước, giữa triều đình và phủchúa, giữa Lục bộ và Lục phiên,…

Nếu như thể chế lưỡng đầu thời Trần là sự cânbằng qlực giữa lưỡng đầu, thì thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh là sự khác biệt về qlực. Triều đình giữ uy phúc,còn vương phủ giữ quyền bính. Lê đế trị vì nhưng không cai trị, Trịnh vương caitrị nhưng vẫn giữ địa vị bầy tôi. Các chúa Trịnh, nhất là 2 vị chúa tài ba làTrịnh Tùng và Trịnh Cương, đã ko ngừng cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tậptrung cao độ quyền lực nhà nước vào phủ chúa và làm cho giữa các cơ quan của chúavà của vua có sự phân định quyền hạn rõ ràng, có sự chi phối công vụ chặt chẽ, đểbảo đảm hiệu lực, hiểu quả cai trị của nhà nước pk đương thời. Đó cũng là 1trong những ng/nhân lý giải tại sao chế độ Lê-Trịnh lại tồn tại được lâu dài đênnhư vậy.

đặc điểm thứ 4, nhà nước có nhiều cơ quan vàchức năng mới được đặt ra , ngạch quan võ có vai trò quan trọng , hầu hết cácchức vụ chủ chốt từ TW đến địa phương được trao cho các quan võ nắm giữ.

Có thể nói, thế chế lưỡng đầu Lê-Trịnh vừa là sphẩm, vừa phù hợp với thực trạng củahoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Câu 5:PT chế định thập ác trong pl pk thể hiện tư tưởng nho giáo ntn?

Nói đến tội phạm trong pháp luật phong kiến,trước hết phải nói đến nhóm tội thập ác. Thập ác là 10 trọng tội được coi lànhững tội nguy hiểm nhất. Nhóm tội Thập ác có nguồn gốc từ luật pháp TrungQuốc, được đặt ra từ đời nhà Tề ( 479 – 502 ), được quy định rõ trong luật nhàTùy. Song phải đến đời nhà Đường, tội Thập ác này mới được quy định rõ ràng lầnđầu tiên trong bộ luật Hình và các đời sau giữ nguyên nhóm tội này. Theo phậtgiáo:

Thập: Mười, hoàn toàn. Ác: tội ác.

Thập ác là mười tội ác do con người gây ra,tức là do Thân, Khẩu, Ý của con người gây ra.

Thân (thân thể) gây ra 3 tội ác:

1. Sát sinh: giết hạisinh vật.

2. Du đạo: trộm cướp.

3. Tà dâm: lấy vợ haychồng người

Khẩu (miệng) gây ra 4 tội ác:

4. Vọng ngữ: nói láo.

5. Ỷ ngữ: nói nhơnhớp, tục tĩu.

6. Lưỡng thiệt: hailưỡi, nói đâm thọc.

7. Ác khẩu: nói điềuác độc.

Ý (tư tưởng) gây ra 3 tội ác:

8. Tham: tham lam.

9. Sân: giận hờn.

10. Si: mê muội, tà kiến.

Tổng cộng, Thân Khẩu Ý gâyra 10 tội ác, gọi là Thập ác. Nếu phạm vào 10 tội ác này thì gọi là Hành thậpác.

Tuy có nguồn gốc từ TrungHoa nhưng được các nhà làm luật Đại Việt vận dụng từ thời Lý – Trần . Tội Thậpác được quy định theo chiếu 11/1042 ghi trong sử cũ luật pháp thời Lý – Trần –Hồ. Nhóm tội này được quy định chi tiết trong luật nhà Lê sau này.Và lần đầutiên, chúng ta được biết tới nội dung cụ thể nhóm tội Thập ác mà pháp luậtphong kiến Đại Việt qua bộ luật Hồng Đức.

Thập ác được ghi ở ngayđầu Bộ luật ( điều 2) nhưng chỉ nêu tội danh và nội dung chủ yêu của tội Thậpác. Quy định này về cơ bản giống quy định về Thập ác của các bộ luật khác còncòn nội dung được cụ thể hóa ở các chương điều.

Ví dụ : Tội mưu bạn ( phản nước theo giặc )được quy định cụ thể ở điều 412

Tội ác nghịch được chi tiết hóa ở điều 416 vàmột số điều khác.

Tội đại bất kính được nêu chi tiết ở các điều430, 431.

Trong thập ác có 4 tội bảovệ vương quyền ( mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn, đại bất kinh ) 5 tội bảo vệquan hệ hôn nhân gia đình phong kiến ( ác nghịch, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa,nổi loạn) và một tội trừng trị những hành vi phạm tội vô cùng dã man, tàn ácxâm hại nghiêm trọng một trong những tiêu chí đạo đức hàng đầu của đạoNho ( tội bất đạo ) . Thập ác tội là chế định thể hiện rõ nhất bản chấtcủa pháp luật phong kiến, trật tự xã hội gia đình phong kiến. Bởi vậy, dưới cáinhìn của nhà làm luật phong kiến, thập ác là những trọng tội nguy hiểm nhất, vàluôn đi kèm với đó là những hình phạt nghiêm khắc và tàn bạo nhất: "Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu, kẻ tòngphạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém, vợ con điền sản đều bị tịchthu làm của công.." (Điều 411 Quốc triều hình luật ). Do đặc điểm nàymà pháp luật phong kiến quy định các tội thập ác không được hưởng nghị giảmtheo chế độ bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không được hưởng chế độđặc xá, đại xá...

Trong Hoàng Việt Luât Lệ quiđịnh khá cụ thể về nhóm tội thập ác. Đây là nhóm tội điển hình, thể hiện quanđiểm Nho giáo.

1.Mưu phản: lật đổ nền cai trị của nhà vua, làm sụp đổ xã tắc.
2. Mưu đại nghịch ( mưu phản nghịch lớn ): phá đền đài, lăng tẩm, cungđiện của nhà vua.
3. Mưu phiến: phản bội Tổ quốc theo giặc.
4. Ác nghịch ( tội ác ngược quy luật ): mưu đánh hay giết ông bà, chamẹ, tôn thuộc.
5. Bất đạo ( không còn đạo lý ): vô cớ giết nhiều người, cắt tay chânngười sống, chế thuốc độc bùa mê, tàn ác, hung bạo...
6. Đại bất kính ( bất kính lớn nhất ) : lấy trộm các đồ tế trong lăngtẩm, các vật dụng của vua, làm giả ấn vua, lầm lẫn đề nghị phong chức, vật thựccấm dùng vẫn nấu cho vua ăn...
7. Bất hiếu ( không có hiếu ): cáo giác hay chửi rủa ông bà, bố mẹ hayông bà, bố mẹ chồng. Không phụng dưỡng bố mẹ, tự ý bỏ nhà, tự ý phân chia tàisản, cưới xin khi có tang cha mẹ, vui chơi trong khi tang chế, được tin bố mẹ,ông bà chết không chịu tang hoặc phát tang giả dối.
8. Bất mục ( bất lục – mất hòa thuận ) : mưu giết hay bán các thân thuộc(cho đến ngũ đại), đánh hoặc cáo giác chồng hay các tôn thuộc (cho đến tamđại).
9. Bất nghĩa ( bội nghĩa ) :dân giết quan lại sở tại, lính tốt giết quanchỉ huy, học trò giết thầy dạy, vợ không để tang chồng, ăn chơi và tái giá.
10. Nội loạn ( rối loạn trong gia đình ) : tức là tội loạn luân (thôngdâm với thân thuộc hay với các thiếp của bố hay của ông).

Việc quy định về Thập tộiác cũng như các tội khác trong các bộ luật Quốc Triều Hình Luật, Hoàng ViệtLuật Lệ,… không chỉ nhằm bảo vệ địa vị và quyền lợi của nhà vua, giai cấp phongkiến thống trị mà còn thừa nhận và bảo vệ những quyền cơ bản nhất của conngười, mọi người. Các bộ luật này đã có nhiều quan điểm tiến bộ trong việc phânloại các tội phạm ra từng loại tội phạm cụ thể , với các mức độ hình phạt khácnhau. Do tồn tại trong xã hội phong kiến, lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nhogiáo , Phật giáo nên các điều luật rất cụ thể cũng như các hình phạt rất nghiêmkhắc.

Câu 6:bộ máy nhà nước dưới Lê Thánh Tông

Hoàng đế Lê Thánh Tông( 20 tháng 7 năm Nhâmtuất 1442- 30 tháng 1 năm Đinh tỵ 1497) ông là vị vua thứ 5 thời Lê sơ và làcon thứ 4 của vua Lê Thái Tông. Ông là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vanggắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15. .Trong gần40 năm làm vua, ông đã tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinhtế...Trong đó cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của ông được coi là cuộc cải tổ lớnnhất và thành công nhất trong lịch sử chế độ Phong kiến Việt Nam.Mô hình nhànước thời Lê Thánh Tông trở thành mẫu mực cho những đời vua sau đó và các triềuđại sau này mô phỏng theo.
Trong bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông,ở trung ương,vua đứng đầu,nắm mọiquyền l ực,giúp việc cho vua có 6 cơ quan chính là: Các quan đại thần,cơ quancó chức năng văn phòng,lục Bộ,lục Khoa,lục Tự ,Ngự sử đài và các cơ quan chuyênmôn khác.
Trong hàng ngũ quan đại thần,để ngăn chặn sự lạm quyền hoặc tiếm quyền,ông bỏhết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành nhưThượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, khu mật viện, các tướng quốc, Đạihành khiển, Tả hữu bộc xạ,3 chức tam tư... Nếu khi cần phải có người thay vuachỉ đạo công việc, thì phải là các đại thần như thái sư, thái phó, thái bảo,thái úy, thiếu sư, thiếu bảo...
Các cơ quan có chức năng văn phòng bao gồm Hàn lâm viện,đứng đầu là Thừachỉ,phụng mệnh vua khởi thảo một số loại văn thư như biểu,chiếu chỉ.Đông cácviện,đứng đầu là Đông các đại học sĩ,chức năng chủ yếu là sửa chữa các văn bảndo Hàn lâm viện đã soạn thảo.Trung thư giám phụ trách việc biên chép các dựthảo văn bản trên thành bản dự thảo chính thức để trình vua chuẩn y.Như vậy 3cơ quan trên đều có chức năng soạn thảo văn bản và có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau.Ngoài ra còn có Hoành môn thị lang đứng đầu là Hoành môn tỉnh chuyên giữấn cho vua (Lê Thánh Tông có 6 quả bảo ấn dùng cho các việc khác nhau).Và Bíthư giám do Bí thư giám học sí đứng đầu chuyên trông coi thư viện của nhà vua.
Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ đời Trần chỉ có 4 bộ,đời vua LêLợi chỉ có 3 bộ nhưng từu thời vua Nghi Dân thì được tổ chức thành 6 bộ.Đứngđầu mỗi bộ là Thượng thư và 2 chức phó là Tả ,Hữu thị lang .Lục Bộ là các cơquan cơ bản và trọng yếu trong triều,giúp vua quản lý toàn diện các lĩnh vựccủa đời sống chính trị,xã hội.Trong đó Bộ Lại trông coi việc tuyển bổ,thăngthưởng quan chức,Bộ Lễ trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ,tiệc yến,họchành,thi cử,đúc ấn tín,cất giữ người coi giữ đình,chùa ,miếu ,mạo.Bộ Hộ trôngcoi việc ruộng đất,tài chính,hộ khẩu,tô thuế kho tàng,thóc,tiền và lương bổngcủa quan binh.Bộ Binh trông coi việc binh chính,đặt quan trấn thủ nơi biêncảnh,tổ chức giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp.Hình bộtrông coi việc thi hành luật, lệnh,hành pháp,quản lý và kiểm tra ngục tù,truynã tù trốn và xét lại các việc tù đầy,kiện cáo.Công bộ trông coi việc xây dựng,sửa chữa con đường,cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Năm Quang Thuận thứ 6(1466),Lê Thánh Tông lập ra Lục tự và đây cũng là lần đầutiên Lục tự xuất hiện ở nước ta.Lục tự là cơ quan được lập ra để trông coinhững việc mà Lục Bộ không quản lý hết.Nhưng Lục tự không trực thuộc Lục Bộ màlà cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo.Đứng đầu mỗi Tự là Tự khanh và phó là Thiếukhanh.Đại lý tự có chức năng chủ yếu là xem xét lại những án nặng đã xử như ánvề tội tử hoặc tội lưu rồi guỉư kết quả cho Hình bộ tâu lên vua.Như vậy Đại lýtự bổ trợ cho Hình bộ. Thái thường tự phụ trách việc thi hành các thể thức lễnghi và điều khiển ban âm nhạc trong các buổi nghi lễ,trông coi các đền thờ thổđịa.Quang lộc tự trông coi việc cung cấp và kiểm tra đồ ăn thức uống trong cácyến tiệc ở triều đình.Thái lộc tự trông nom,giữ gìn xe ngựa của vua và cáchoàng tử,kiểm soát mục súc trong cả nước.Hồng lô tự tổ chức các buổi xướng danhcác vị tân khoa tiến sĩ,sắp xếp các thể thức nghi lễ khi cần đón tiếp khách quícủa vua,tổ chức việc an táng cho quan to trong triều.Thường bảo tự giữ việcđóng ấn vào quyển thi cho các thi sinh trong các kì thi hội.Như vậy năm tự trênđều chủ yếu làm công việc bổ trợ cho Bộ lễ.
Lục khoa bao gồm Lại khoa,Hộ khoa,Binh khoa,Lễ khoa,Công khoa,Hình khoa ,lànhững cơ quan trực thuộc nhà vua có chức năng giám sát ,kiểm soát Lục bộ ,từngkhoa kiểm tra,giám sát từng bộ tương ứng.
Bên cạnh các cơ quan quản lý về chuyên ngành là Lục bộ còn có các cơ quan quảnlý chuyên môn chủ yếu : Ngự sử đài giúp vua kiểm soát đội ngũ quan lại và giámsát thực thi pháp luật.Nhiệm vụ chính là xét thành tích,sai lầm và khuyết điểmcủa quan lại;Kiểm tra,kiểm soát vụ án trong nứơc,trực tiếp xét xử các vụ vuagiao;Tâu bày và góp ý các thiếu sót trong việc triều chính.Thông chính tychuyển đạt công văn của vua xuống nhân gian và ngược lại đệ đơn từ của dânchúng lên vua.Quốc tử giám trông coi Văn miếu,giáo dục và đào tạo sĩ tử.Quốc sửviện ghi chép và biên soạn sử của vương triều.Tư thiên giám làm lịch,dự báothời tiết ,đoán điềm lành dữ rồi đệ đơn báo lên vua.Thái y viện chăm sóc sứckhỏe,chữa bệnh cho vua và triều đình ,đồng thời quản lý y dược cả nước.Tôn nhânphủ viết gia phả cho vua,xét tài năng,phẩm hạnh của những người trong Hoàng tộcđưa sang cho bộ Lại chọn ,bổ;Xử kiện tụng tranh chấp trong tôn thất.Ngoài ralần đầu tiên,Lê Thánh Tông còn lập ra các cơ quan chuyên về nông nghiệp như Sởđồn điền trông coi việc lập và quản lý đồn điền.Sở tầm tang trông coi việctrồng dâu nuôi tằm.Sở điền mục trông coi việc chăn nuôi súc vật và Sở thực tháitrông coi việc trông rau màu.
Ở chính quyền địa phương,năm 1490,Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo(xứ)thừa tuyên,có 52 phủ,178 huyện,50 châu và 6851 xã.
Đối với cấp đạo ,đứng đầu là 3 ty có trách nhiệm ngang bằng nhau:Đô tổng binhsứ ty(Đô ty),Thừa tuyên sứ ty(Thừa ty),và Hiến sát sứ ty(Hiến ty).Thừa ty phụtrách hành chính,tài chính,dân sự,đứng đầu là Thừa chính sứ .Đô ty trông coiviệc quân,đứng đầu là Đô tổng binh sứ và Hiến ty có chức năng xét xử và giámsát hai ty trên,giám sát mọi công việc trọng đạo để tâu lên triều đình.Đứng đầuHiến ty là Hiến sát .Ngoài ra để tăng cường hơn nữa sự giám sát của trung ươngđối với địa phương,đặc biệt là cấp đạo,ở ngự sử đài đặt 6 ty ngự sử tại cácđạo,Các ty ngự sử có có trách nhiệm giám sát 2 hoặc 3 đạo.
Phủ là cấp hành chính dưới đạo.Đứng đầu là tri phủ ,chức năng chủ yếu là truyềnlệnh từ trên xuống cho các huyện châu ,đốc thúc và kiểm tra việc nộp thuếkhóa,lao dịch và binh dịch.Dưới phủ là huyện và châu.Đứng đầu là tri huyện vàtri châu,chức năng là chăm nom đê điều,khuyến nông,đốc thúc dân bồi đắp ruộngchứa nước để làm mùa chiêm.Các tù trưởng cũng có một số quyền hạn rộng lớn ởđịa phương nhưng vẫn trực thuộc triều đình.Xã là cấp hành chính cơ sở nhỏ nhấttriều Lê Thánh Tông.Đứng đầu xã là xã trưởng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý xãtheo lệnh từ các cơ quan cấp trên.

Câu 7: CHế độ quan lại thời Lý-Trần

a, Tuyển dụngquan lại

*Tuyển cử và nhiệmcử: Các vương triều thời lý trần chủ yếu căn cứ vào hai tiêu chuẩn “thân” (ngườitrogn hoàng tộc) và “huân” (người có công lớn) để tuyển dụng quan lại. Các trọngtrách trong triều đình đều đc trao cho những ng` trong hoàng tộc. Với phương thứcnhiệm tử, các vương triều Lý, trần cho con cháu các quan được tập ấm làm quan.

*Khoa cử: Năm1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài. Từ đó dến hết đời Trần,các khao thi đc mở ko thường xuyên, tổng cộng có 18 khoa với 319người đỗ.

*Nộp tiền: Ngaytừ thời Lý, Phan Huy Chú cho biết “con cháu những người thợ thuyền, con hát vànô tỳ đều ko đc ghi tên vào danh sách tuyển cử. Người nộp tiền bắt đầu bổ làm lại, nộp lần thứ 2 đc bổ làm Thừa tín lang, làm việc xứng chức thì bổ”. Đời Trần Dụtông(1362) cho phép dân giàu đem thóc phát chẩn cứu đói thì đc ban quan tướctheo bậc khác nhau. Phương thức này là pt tuyển dụng quan lại thứ 3 của triều Lý,dưới triều Trần chỉ đc áp dụng 3 lần(1362, 1373, 1375)...

b, Tước phẩm củaquan lại ( triều lý - trần hồ chưa có 1 tài liệu nào ghi chép đầy đủ)

c, Khảo khoáquan lại: Nhà lý 9 năm 1 lần tiến hành khoả khoá quan lại. Đời Trần, cứ 15 nămkhảo khoá quan lại 1 lần.

d, Lương bổngquan lại : Ngoài ruộng đất được phong cấp, quan lại còn được cấp lương bổng. Năm1067, Lý Thành Tông định lệ cấp bổng hàng năm cho các quan làm việc tư pháp vàngục lạibăng ftiền và hiện vật. Gọi là để “dưỡng liêm”. Đên đời Trần, chế độ cấplương bổng đc cụ thể và phổ cập hơn, tiền lương bổng đó đc lấy vào thuế.+

(còn nữa...)


ĐÁP ÁN CÒN THIẾU CÁC BẠN TÌM HIỂU THÊM

longlw2a_dhcd
longlw2a_dhcd

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 12/12/2010
Age : 31
Đến từ : dh cong doan

https://svlwcd.forumvi.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết