https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Luật Thương mại ra đời nhằm mục đích gì?

Go down

Luật Thương mại ra đời nhằm mục đích gì?  Empty Luật Thương mại ra đời nhằm mục đích gì?

Bài gửi  Admin Sat Dec 11, 2010 10:27 am

Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại.
Để có cơ sở pháp lý nhằm phát triển, mở rộng thương mại trong nước và nước
ngoài theo đúng đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và phù hợp với tập
quán thương mại quốc tế, đưa hoạt động thương mại nước ta vào trật tự,
kỷ cương, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tất yếu phải ban hành một hệ thống
các văn bản pháp Luật Thương mại, trong đó Luật Thương mại giữ vị trí
trung tâm. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX (tháng 5/1997) Quốc hội
đã thông qua Luật Thương mại. Luật Thương mại có hiệu lực từ 01-01-1998.

Với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Luật Thương mại Việt Nam ra đời nhằm những những mục tiêu nhất định:

Mục tiêu thứ nhất là Luật Thương mại ra đời nhằm thể chế hóa đường lối,
chính sách, cơ chế quản lý thương mại trong nước và nước ngoài đề ra
văn kiện Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VI, VII và VIII; cụ thể hóa Hiến
pháp năm 1992 về hoạt động thương mại.
Mục tiêu thứ hai là tạo môi trường thuận lợi, cơ sở và khung pháp luật cần
thiết cho hoạt động thương mại phù hợp với đường lối đổi mới. Phát huy
những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khắc phục những khuyết
tật của kinh tế thị trường.
Mục tiêu thứ ba là đảm bảo cho mọi công dân quyền tự do hoạt động thương
mại theo quy định của pháp luật, bảo hộ sản xuất, bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa.
Theo những mục tiêu và căn cứ kể trên, Luật Thương mại đã được ban hành gồm 6 chương 264 điều.

thể nói rằng pháp luật là một công cụ của Nhà nước, động lực phát triển
chính của pháp luật chính là các nhu cầu của cuộc sống. Xã hội phát
triển, càng vững mạnh thì pháp luật càng phong phú càng đa dạng. Chính
những quy luật đó mà Luật Thương mại với tư cách là một bộ phận hợp
thành của hệ thống pháp luật ra đời. Sự phát sinh trong lòng xã hội một
nhóm quan hệ xã hội đặc thù, quan hệ thương mại ra đời là đòi hỏi phải
có một sự điều chỉnh pháp luật mới trên những nguyên tắc mới, khác với
những nguyên tắc của pháp luật dân sự. Toàn bộ những quy định của pháp
luật về vấn đề này tạo thành một lĩnh vực pháp luật riêng biệt của Luật
Thương mại.
Luật Thương mại bao gồm những nội dung chính sau đây:
Nội dung thứ nhất: Những chế định đảm bảo sự vận hành cơ chế thị trường trong nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung thứ hai:
Định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động thương mại và các chính sách
phát triển thương mại ở nước ta, tập trung vào một số vấn đề như mục
tiêu hoạt động thương mại, vị trí và vai trò chủ đạo của thương nghiệp
Nhà nước, các chính sách phát triển thương mại đối với các thành phần
kinh tế và đối với các lĩnh vực và địa bàn trọng yếu, vai trò của Nhà
nước về quản lý thương mại và biện pháp khắc phục những mục tiêu của
nền kinh tế thị trường.
Nội dung thứ ba: Địa vị pháp lý của thương nhân bao gồm những quyền và nghĩa vụ trong quá trình hoạt động thương mại.
Nội dung thứ tư: Các hình thức hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại.
Nội dung thứ năm: chế quản lý đối với thương mại trong nước và đối với thương mại nước ngoài. Trong hoạt động đăng ký kinh doanhlà yêu cầu quan trọng để cơ
quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
Như vậy, nội dung của Luật Thương mại là rất rộng, nó bao gồm tất cả những hoạt động có liên quan đến hoạt động thương mại.





Trung tâm TTTH
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết