https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chính sách là gì?

Go down

Chính sách là gì? Empty Chính sách là gì?

Bài gửi  Admin Sat Dec 11, 2010 10:20 am


1. Khái niệm :
Chính sách công là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân . Hoạt động của chính quyền có cái nằm trong chuỗi, có cái đơn lẻ, nhưng cái đơn lẻ vẫn gắn với những hoạt động khác.
Hầu hết các chính sách được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật, mặc dù nhiều khi dưới dạng ẩn. Phân tích chính sách (PTCS) trong quá trình làm luật là một công đoạn hữu cơ, gắn kết trong quá trình đó một cách khoa học, dựa trên các nhóm mục tiêu, cách tiếp cận, các tiêu chí đánh giá, nguồn lực và công cụ bảo đảm thực hiện, sự thống nhất tác động phối hợp của các chính sách khác và dựa trên hoàn cảnh thực tế của các đối tượng điều chỉnh của chính sách nhằm tới. Bởi lẽ, pháp luật là hình thức thể hiện của chính sách công, cho nên, việc PTCS nhằm đảm bảo rằng, pháp luật được ban hành ra sẽ tuân thủ các nguyên tắc căn bản của việc thiết kế chính sách công là: vì lợi ích công cộng; bắt buộc thi hành; có hệ thống; tập hợp các quyết định; liên đới; kế thừa lịch sử; quyết định theo đa số.
Về lý thuyết, có thể phân biệt giữa chính sách và pháp luật, giữa hoạt động xây dựng chính sách và soạn thảo luật. Nói một cách đơn giản, chính sách là nội dung, còn văn bản luật là vỏ bọc chứa đựng chính sách đó dưới dạng ngôn ngữ và hình thức pháp lý. Xây dựng chính sách là quá trình quyết định điều gì cần đạt được, cần làm gì để đạt được điều đó, làm thế nào, ai làm . Ví dụ: sau khi có quyết sách thực thi những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, việc xây dựng chính sách sẽ bao gồm phân tích những nguyên nhân gây tai nạn; phân bổ tai nạn trên các loại đường, trong các tầng lớp dân cư; những quy định đang có hiệu lực; kinh nghiệm của các nước khác... Tiếp đó, có thể phát triển một số phương án giảm thiểu tai nạn như giảm tốc độ, thực thi tốt hơn các quy định hiện có, điều kiện cấp giấy phép ngặt nghèo hơn, tuyên truyền, giáo dục. Đồng thời, cần phân tích chi phí và lợi ích của từng phương án, trình các phương án để chính phủ quyết định. Tất cả những bước này là xây dựng chính sách. Sau khi đã quyết định lựa chọn phương án, có thể bắt đầu soạn thảo luật về phương án đó trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi không dễ phân biệt hai hoạt động này. Do đó, trước khi soạn thảo cần PTCS, nhưng không nhất thiết phải phân chia quá rạch ròi thành hai bước tiếp nhau.
2. Sự cần thiết :
PTCS trong quá trình làm luật là hoạt động cần thiết vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, pháp luật áp dụng cho hàng triệu con người, cho nên PTCS để đảm bảo rằng, pháp luật ban hành ra đều phải hướng đến phục vụ lợi ích công cộng hoặc chí ít là một bộ phận nhất định trong công chúng. Có thế nó mới được gọi là chính sách công. Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước luôn có tranh luận gay gắt về những chính sách ẩn đàng sau các điều luật. Người ta thường than phiền có nhiều dự luật không thực sự phục vụ lợi ích của đa số người đóng thuế ngay cả khi được tái phân phối. Chính vì vậy, hàng năm chỉ có khoảng 5-7% tổng số chính sách trình ra Quốc hội Mỹ, trong đó có những chính sách được thể hiện trong các điều luật, được thông qua.
Thứ hai, bởi lẽ chính sách công có tính chất phải được thi hành, PTCS giúp nhà làm luật hiểu rõ mức độ tác động của các biện pháp cưỡng chế thi hành là tới đâu và lường trước những phản ứng ngược lại. Thiếu hoạt động này, pháp luật hoàn toàn có thể: 1) bắt buộc thái quá; 2) quá nhiều biện pháp chế tài không cần thiết gây khó khăn và phiền hà khi thực hiện; 3) quá nhiều biện pháp chế tài đến mức phát sinh yêu cầu mới, giảm hiệu quả; 4) gây phản ứng ngược lại quá mạnh đến mức phải điều chỉnh. Người làm luật thận trọng thường phải đặt mình vào vị trí người thi hành mới nhận biết được đâu là mức độ quản lý và cưỡng chế nên làm, mới quản một cách có lý.
Thứ ba, PTCS đặt sản phẩm lập pháp trong một chuỗi các hoạt động theo trật tự cố định, từ lúc nhận biết nhu cầu, xác định phương án, thiết kế phương án, cho đến lúc thông qua. Chuỗi các hoạt động này lại gắn với những quyết định gắn kết với nhau, đưa ra các quyết định tốt mới tạo ra sản phẩm hiệu quả.
Thứ tư, PTCS giúp nhận biết mối liên hệ của văn bản chuẩn bị ban hành với những văn bản cùng lĩnh vực, từ đó tăng tính hiệu quả. Nếu không có thể dẫn tới tình trạng phản tác dụng của văn bản luật.
Thứ năm, hầu hết các văn bản hay quy định pháp luật đều có tiền lệ hay kinh nghiệm trước đó. Hiếm có văn bản luật nào hoàn toàn mới. PTCS, trong đó việc nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử, tiền lệ, kinh nghiệm đã có sẽ làm cho văn bản luật dễ được chấp nhận hơn, tiết kiệm chi phí các loại, hạn chế phiêu lưu và rủi ro.
Thứ sáu, PTCS hướng tới tính hiệu quả, tức là đối chiếu giữa chi phí và lợi ích, từ đó cân nhắc xem có cần ban hành văn bản luật hay không, hay là nên áp dụng các biện pháp khác, hoặc giữ nguyên trạng. ở các nước theo hệ thống thông luật, thậm chí cả các nước có truyền thống luật thành văn như Đức, Pháp, Ý đã theo xu hướng áp dụng các công cụ khác ngoài pháp luật . Bởi lẽ pháp luật là một phương thức khá tốn kém, nếu chưa cần đến pháp luật thì có thể sử dụng các phương thức khác đỡ tốn kém hơn. Khâu PTCS chính là nhằm tìm ra phương thức thích hợp cho từng tình huống.
Cuối cùng, để pháp luật có được tính thực tiễn, khả thi, cũng như dễ được chấp nhận, nó phải được bàn luận bởi đa số công chúng. Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về đa số, nhưng hầu hết các trường hợp nó nằm ở đa số. Hơn nữa, pháp luật, như trên đã nói, ban hành cho đa số. Trong khi đó, công đoạn PTCS lại đòi hỏi tham vấn ý kiến của công chúng, cho nên nó đáp ứng nguyên tắc quyết định bởi đa số.
Ngoài các nguyên nhân trên đây, ở các nước đang ở thời kỳ chuyển đổi, những bất cập trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật cũng cho thấy sự cần thiết của PTCS . Một trong những thách lớn nhất đối với các nước châu Âu chuyển đổi là phải xây dựng những nguyên tắc, thiết chế và quy trình của quản trị quốc gia tốt (good governance), trong đó có việc xây dựng một quy trình hoạch định chính sách chuyên nghiệp dựa trên những nguyên tắc hiệu quả, hiệu năng, công khai, minh bạch.

Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết