https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam

Go down

Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam Empty Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam

Bài gửi  Admin Wed Feb 16, 2011 9:44 pm

Từ thế kỷ XV chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ngay trong lòng chế độ phong kiến các nước Tây Âu nhưng còn ở mức độ công trường thủ công. Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XVIII (thời kỳ châu Âu phục hưng), hàng loạt những phát minh máy móc ra đời. Giai cấp tư sản Anh đã tận dụng triệt để những thành quả này để thực hiện khát vọng lợi nhuận của mình. Chúng đầu tư máy móc, công xưởng, nhà máy, chuyển nền sản xuất nhỏ-lao động công trường thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc công nghiệp. Người ta đã lấy năm 1764(1764 Giêm Hagrivơ sáng chế ra sa máy, xe 12 sợi; 1784 Giêm Óat phát minh máy hơi nước; 1785 Ét Man Cacrai phát minh ra máy dệt) là năm mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh và là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của nhân loại.

Cách mạng công nghiệp là hiện tượng phổ biến của nhiều nước trên thế giới nhưng ở nước Anh sớm hơn khoảng 50 đến 100 năm.

Nền công nghiệp lớn hình thành tạo ra nhiều sản phẩm xã hội, giai cấp tư sản ngày càng tích lũy được số tư bản khổng lồ, nắm vận mệnh xã hội. Ngược lại giai cấp vô sản ngày càng lâm vào tình cảnh lầm than, áp bức bóc lột. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Đã có nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền lợi từ thấp đến cao, từ đơn lẻ tự phát đến đoàn kết, liên minh, tập hợp, có tổ chức.

Đó là cơ sở thực tiễn hình thành tổ chức công đoàn đầu tiên của nước Anh (1776). Từ đó phong trào công đoàn đã phát triển ra các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Công đoàn là thực thể khách quan tất yếu trong xã hội công nghiệp.

Ở Việt Nam vào nửa đầu thế XX do ảnh hưởng những tư tưởng chính trị, xã hội tiến bộ trên thế giới (học thuyết Mác-Lênin), vai trò của các lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Cảnh, hoạt động tích cực của tổ chức Đảng Cộng sản và phong trào công nhân, Công đoàn Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn lạc hậu, Nhà nước nửa thuộc địa phong kiến, giai cấp công nhân trưởng thành qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ khi ra đời (28/7/1929), Công đoàn Việt Nam luôn chăm lo bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động, chịu sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Công đoàn Việt Nam đã và đang tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và tập hợp đông đảo công nhân viên chức, lao động (CNVC-LĐ) trong các thành phần kinh tế, đi đầu làm nòng cốt trong các phong trào cách mạng do Đảng khởi xướng, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

1. Tính chất của Công đoàn Việt Nam

Tính chất là đặc trưng của sự vật nói nên cái này khác với cái kia. Tinh chất của một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, phản ánh thực tế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức khi hình thành và xuyên suốt trong quá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tắc, phương pháp tổ chức hoạt động.

Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tại phát triển tổ chức công đoàn. Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Hình thức tổ chức của công đoàn là liên hiệp công nhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trên nguyên tắc tự nguyện…Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác định Công đoàn Việt Nam có hai tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân.

a. Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân

- Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân, ra đời tồn tại phát triển nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp công nhân. - Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyên tắc tổ chức - tập trung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng.

b. Biểu hiện tính chất quần chúng

- Kết nạp CNVC-LĐ vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp tín ngưỡng thành phần…

- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng CNVC-LĐ và được họ tín nhiệm bầu ra.

- Nội dung hoạt động của Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo CNVC-LĐ.

Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chất của Công đoàn Việt Nam. Cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong tư tưởng chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chất hoặc xem nhẹ tính chất kia.

2. Vị trí của tổ chức đó trong điều kiện chính trị, xã hội.

Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy Công đoàn có một vị thế nhất định trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam và trong tâm thức của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam nói chung. Cụ thể hơn vị trí Công đoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sở pháp lý, quy định trong các văn bản pháp luật cơ bản, hiện hành và các văn bản dưới luật. Tại khoản 1 Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam năm 1990 quy định: “Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam”.

Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ đó biết được các mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội khác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của công đoàn:

- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.

- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động.

- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch…)

3. Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Sự tác động của tổ chức công đoàn được dựa trên cơ sở tính chất, vị trí của tổ chức thông qua các hoạt động phong trào cách mạng của quần chúng công nhân lao động. Để các phong trào hành động cách mạng của quần chúng trước hết công đoàn phải có quá trình tập hợp, tuyên truyền, hướng dẫn CNVC-LĐ… Đó chính là vai trò trường học của Công đoàn. Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong các thời kỳ:

Thời kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động: Công đoàn tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp…; tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế…; giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá, lối sống…

Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH, vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng thông qua các phong trào cách mạng của CNVC-LĐ tác động trên các lĩnh vực:

- Kinh tế: trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Công đoàn tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung mở rộng dân chủ, đẩy mạnh hoạt động công đoàn trong các thành phần kinh tế, đảm bảo kinh tế quốc doanh giữ vai trò then chốt, chủ đạo…

- Chính trị: Công đoàn là sợi dây chuyền nối tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng CNVC-LĐ, xây dựng giai cấp công nhân, củng cố khối liên minh công, nông và tri thức, góp phần ổn định chính trị

- Văn hoá - xã hội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục CNVC-LĐ chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tính tích cực sáng tạo của CNVC-LĐ.

4. Chức năng của Công đoàn Việt Nam

Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Chức năng của Công đoàn mang tính khách quan, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức Công đoàn. Song từng điều kiện lịch sử và phát triển kinh tế, xã hội, các chức năng của Công đoàn được bổ sung nội dung, ý nghĩa mới cho phù hợp. Công đoàn Việt Nam có ba chức năng.

1. Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

2. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết