https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHUYỆN PHONG TỤC TẾT

Go down

CHUYỆN PHONG TỤC TẾT Empty CHUYỆN PHONG TỤC TẾT

Bài gửi  Admin Mon Dec 27, 2010 1:35 pm

CHUYỆN PHONG TỤC TẾT








CHUYỆN PHONG TỤC TẾT 1178739706.nv









NGUYỄN VINH PHÚC

Lễ tết là thuộc về
phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng
vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung.
Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng
có tục đón Tết riêng.


Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi các
chế độ chính trị cũng ảnh hưởng tới phong tục giã từ cái cũ, tiếp nhận
cái mới. Lễ tết cũng vậy, tuy vẫn giữ căn cốt cổ truyền song tết ờ Hà
Nội cũng có đổi thay cùng thời gian. Tựu trung vẫn là có hai khâu cơ
bản: chuẩn bị và ăn tết.

Có tới vài chục năm đầu thế kỷ XX, giáp Tết ở Hà
Nội, nhà nào cũng quét dọn cửa nhà, lau chùi bàn thờ, sắm sanh lễ vật…
Về may mặc thì nhà giàu sắm áo gấm, áo đoạn, khăn lượt, khăn nhung… Nhà
bình dân thì cũng cố cho được tấm áo dài bằng the, bằng lương, cái khăn
lụa, khăn sồi. Nhất là con gái dậy thì, bố mẹ tất mua cho cái khăn vấn
tóc bằng nhiễu Tam giang và bộ dây xà tích:

Khen ai nhuộm nhiễu Tam giang
Kéo dây xà tích cho nàng chơi xuân.


Rồi nhà giàu thì lên Hàng Ngang mua vài củ thủy tiên
về gọt tỉa, đến Hàng Khoai, Hàng Lược mua hoa cúc, hoa đào, sang Hàng
Cân mua bào ngư, long tu. Tới Hàng Bạc để “tắm” lại các đồ trang sức
bằng vàng.

Nhà nghèo thì lên Hàng Bồ mua chữ, mua câu đối viết
trên giấy, lên Hàng Mã mua vài cành hoa giấy, vào chợ Đồng Xuân mua
miến, mua măng và cũng là dịp duy nhất trong năm là lên Hàng Chiếu mua
một cặp chiếu đậu có hình chữ Thọ đỏ chót…


Sang khâu ăn tết thì cái mà mọi nhà đều phải bận
tâm là lo bằng được nồi bánh chưng, rồi gói một hai cân giò mỡ, giò
chân, nấu nồi thịt đông ăn với dưa chua, kho khô một nồi cá, lại còn
phải lo cả một chỗ bánh gấc, bánh mật hay nồi chè kho. Vậy là đủ cho
việc “ăn tết" đối với bình dân. Giới thượng lưu thì phong phú đa dạng
hơn.

Thế rồi giờ phút giao thừa nhà nào cũng đốt pháo dù
dài ngắn khác nhau. Đến sáng mùng một thì các ông đi xông đất các nhà
quen. Con cháu về mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Thân bằng cố hữu mừng tuổi
nhau. Sau khi các ông về rồi thì đến lượt các bà lại đi mừng tuổi. Bữa
cơm đầu năm dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng vui vì “đói ngày giỗ cha,
no ba ngày tết"… Ba ngày tết trôi qua sau những cuộc qua lại mừng tuổi,
trong tiếng pháo nổ ran, trong các trò chơi công cộng quanh hồ Hoàn
Kiếm như: hát trống quân, đánh cò quay, xiếc khỉ… và các thú vui trong
khuôn khổ gia đình như đánh bài, thường là bài tam cúc, cao hơn một tí
thì tổ tôm, chắn hoặc bài tây. Nhà giàu mở kèn hát (máy quay đĩa) nghe
hát chèo, hát cải lương. Riêng trẻ em tất cả đều mừng vui vì có manh áo
mới, có tiền mừng tuổi.

Ấy vậy mà phong tục tết Nguyên đán cổ truyền ở Hà
Nội từ năm chục năm nay cũng đã thay đổi. Đó là thời chiến tranh chống
Mỹ (quen gọi là thời bao cấp), rồi thời hòa bình thống nhất (quen gọi
là thời kinh tế thị trường).

Trong thời chiến tranh, rất nhiều khó khăn song Nhà
nước vẫn lo cho dân ăn tết theo phong tục cổ truyền. Thịt mỡ dưa hành,
câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Các văn hóa vật thể
đó Nhà nước lo hết, dù theo tiêu chuẩn ngặt nghèo tính theo tem phiếu
song có đủ. Lo tặng thêm cho dân vài lạng thịt, vài cân gạo nếp, đậu
xanh, cung ứng từ gói chè, hộp mứt, gói thuốc lá, bánh pháo đến miếng
bóng bì, từ sợi lạt giang đến chiếc lá dong xanh chở từ rừng về. Lại
thêm cả tiêu chuẩn chất đốt. Rồi in cả câu đối tết cho dân đón xuân.

Ngày ấy áo quần không cầu kỳ. Mọi người để dành
phiếu để may áo quần diện Tết. Nữ thì mua đôi dẹp nhựa Tiền phong, mua
vải simili may áo vét, mua ta-tăng may quần. Nam thì cái áo sơ mi
pôpơlin mặc trong cái áo bông xanh công nhân có cổ nhung là diện rồi.
Để tỏ ra sành điệu thì đóng đôi dày bằng da lợn thuộc cũng khá là đen
bóng.

Rồi đêm giao thừa ra bờ hồ Hoàn Kiếm đón xuân. Có
năm tổ chức khiêu vũ (ngày ấy gọi là quốc tế vũ) ngay trên đường Đinh
Tiên Hoàng. Ba ngày tết, ai trực chiến thì đi làm nhiệm vụ, còn thì mọi
gia đình cùng sum họp, ăn cỗ, đi chúc tết lẫn nhau, xe đạp dày đặc như
xe máy ngày nay. Còn nhớ tết năm 1966, có người ở Hàng Thùng nhận được
quà từ bà con bên Nhật một chiếc Honda 50 lái đi diện phố, mọi người
trầm trồ ca ngợi.

Nay, kinh tế thị trường, dân khá lên nhiều, ăn uống
không thành vấn đề. Bánh chưng có các nhà hàng gói, mà quanh năm lúc
nào chẳng có bánh chưng! Y phục, trang sức, tràn trề đường phố.

Cho nên dân thành thị Hà Nội chủ yếu dùng ba ngày
tết vào việc thăm viếng bạn bè, vui chơi giải trí… Các tục lệ cũ chỉ
giữ có lệ đi mừng tuổi và cúng cơm gia tiên vào sáng mùng Một và "hóa
vàng" kết thúc tết vào mùng Ba hoặc mùng Bốn. Một điều đáng chú ý là
khoảng chục năm nay cấm sản xuất và đốt pháo. Nhân dân hoan nghênh và
chấp hành lệnh này. Một sự thật đang trở thành tục lệ mới là đi du
lịch. Những gia đình khá giả nhân dịp tết tổ chức đi thăm thú các điểm
du lịch trong nước và cả ở nước ngoài. Tuy chưa thành phong trào nhưng
người Hà Nội du xuân ngoại quốc ngày càng nhiều và tất sẽ thành một
phong tục mới. Cũng phải nhắc đến một phong tục mới nảy sinh ở Hà Nội
từ sau năm 1955 và đã trở thành truyền thống. Đó là tục đón giao thừa
quanh hồ Gươm.

Nguyên từ năm 1955, cán bộ và đồng bào miền Nam tập
kết ra Bắc, một số lớn ở Hà Nội và vùng phụ cận. Nhiều khi hai người
cùng làng nhưng ra Bắc họ được phân về công tác ở hai tỉnh khác nhau.
Nói chung đồng bào tập kết có nguyện vọng muốn có một địa điểm ở Hà Nội
để gặp nhau cuối năm. Thế là nhà Khai trí tiến đức ở bên bờ hồ Gươm
được tổ chức thành Câu lạc bộ Thống nhất (nay là 16 phố Lê Thái Tổ, trụ
sở Cục thông tin cơ sở). Đó là nơi biểu diễn văn nghệ, có các thú vui
giải trí lành mạnh, có chút ít ẩm thực và cơ bản là nơi để đồng bào tập
kết từ tất cả các tỉnh miền Nam, vào các ngày nghỉ lễ và chủ nhật tới
đây gặp gỡ, giao lưu. Đặc biệt từ đó các đêm giao thừa đồng bào xa xứ,
xa gia đình, cư ngụ ở Hà Nội và phụ cận đều về đây tụ hội. Người cứ
ngan ngát dạo quanh hồ Gươm đón chào Xuân mới đang tới. Thấy vui, người
Hà Nội cũng rủ nhau đến ven hồ chia sẻ niềm vui.

Rồi đến thời kỳ có bắn pháo hoa bên hồ, nhân dân
nghe xong Thư chúc mừng năm mới của Chủ tịch nước thì đêm giao thừa ở
bên hồ Gươm đúng là một lễ hội của toàn dân thành phố. Chính do có sự
kiện này mà Hà Nội hình thành một phong tục mới và đẹp là từ bấy đến
nay, cứ đêm giao thừa mọi người lại đổ ra hồ Gươm đón xuân náo nhiệt,
tưng bừng. Chứ trước năm 1955 thì mấy ai ra khỏi nhà đêm 30 tết. Lễ đón
giao thừa bên hồ Gươm đã là một lễ hội đón tết mới của Hà Nội.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

Trích dẫn từ:

http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Chuyen_phong_tuc_Tet/
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết