https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!

Join the forum, it's quick and easy

https://svlwcd.forumvi.com/
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn! Chúc bạn có một ngày hạnh phúc!
https://svlwcd.forumvi.com/
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐỂ HỌC TỐT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

Go down

ĐỂ HỌC TỐT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA  Empty ĐỂ HỌC TỐT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

Bài gửi  Admin Mon Dec 13, 2010 9:35 am


ĐỂ HỌC TỐT MÔN NHỮNGNGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quanđiểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, hình thành pháttriển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễncủa thời đại; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa họcvà thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản,giải phóng nhân dân lao động và tiến tới giải phóng con người.

Năm học này là nămđầu tiên nhà trường chuyển đổi phương phức đào tạo từ niên chế học phần sangđào tạo theo hệ thống tín chỉ, đồng thời cũng là năm đầu tiên Bộ Giáo dục vàĐào tạo cơ cấu lại chương trình từ ba môn khoa học Mác-Lênin trước đây thànhmột môn Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin. Với sự thay đổi đó, chắc chắn làm cho các em khôngthể tránh khỏi những băn khoăn lo lắng làm thế nào để học tốt môn học này vớimột dung lượng kiến thức lớn như vậy. Xuất phát từ suy nghĩ đó, với tư cách làngười đi trước, là người đã từng được nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn trao đổicùng các em một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, xác định rõ đối tượng, động cơ, mụcđích của việc học tập

Bước vào học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,đầu tiên chúng ta cần có một sự khái quát chung, trả lời cho câu hỏi: Học cáigì, học để làm gì? Trước khi bàn tới học như thế nào? Nội dung môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lêninbao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, nhưng trong đó có ba bộ phậnlý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất với nhau, đó là: triết học, kinh tếchính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Triết học Mác-Lênin nghiên cứu nhữngquy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xâydựng thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thựctiễn cách mạng. Kinh tế chính trị Mác-Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tếcủa xã hội, chủ yếu là các quy luật kinh tế về sự ra đời, phát triển, suy tàncủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và quá trình hình thành, phát triểncủa phương thức sản xuất mới. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quyluật của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, quá trình chuyển biến từ xã hộicũ sang xã hội mới (xã hội chủ nghĩa) và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.

Hàng ngày, chúngta luôn đứng trước những sự kiện, hiện tượng, những vấn đề, những công việc màcuộc sống đặt ra cần phải suy nghĩ, nhận biết và tìm biện pháp giải quyết. Muốngiải quyết tốt, đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận sự việc đúng đắn, sâusắc và tìm ra biện pháp phù hợp. Việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lêninlà để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Nói một cách nôm na,tức là học cách nhìn nhận sự việc, học cách xử lý công việc của chủ nghĩa Mácđể áp dụng vào giải quyết những công việc thực tế hàng ngày của chúng ta mộtcách có hiệu quả. Việc nắm vững những nội dung của môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lêninchẳng những là điều kiện tiên quyết để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng của tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn lànền tảng cơ sở để học tập, nghiên cứu các môn khoa học khác, đặc biệt các mônkinh tế chuyên ngành; vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễncủa đời sống. Như vậy, rõ ràng việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lêninlà hết sức cần thiết đối với bản thân mỗi người. Một khi đã thấy rõ được tầmquan trọng, tính thiết thực của môn học thì cần phải xác định đúng động cơ,thái độ của việc học tập ngay từ đầu. Học không cốt chỉ để đủ điểm mà cái chínhyếu là để vận dụng nó vào giải quyết những công việc hàng ngày của cuộc sống,từ đó bản thân cần nêu cao quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực, tíchcực trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức.

Thứ hai, xây dựngphương pháp học tập phù hợp

Qua theo dõi và trao đổi với sinh viên,đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân đối với những sinh viên có kết quả học tậpkhông đạt yêu cầu, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lênnguyên nhân là do không xây dựng được phương pháp học tập phù hợp. Những em nàyvẫn tiếp tục duy trì thói quen “học vẹt, học dồn, học tủ” từ các bậc học phổthông. Nhiều em cố học thuộc lòng từng câu, từng chữ y nguyên như trong sáchgiáo khoa, nhưng không nắm được nội dung cốt lõi của vấn đề học tập. Học nhưthế là học vẹt, học mà không hiểu. Một số khác có thói quen chủ quan ỷ lại, quátự tin vào sức mình, hoặc do lười nhác, hoặc cũng có thể do không nhận thức đầyđủ tầm quan trọng của môn học, cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học đủ điểmlà được nên không tập trung nỗ lực học tập ngay từ đầu mà để đến cuối kỳ, cậnsát ngày thi mới học, để “nước đến trôn mới nhảy”. Với một khối lượng nội dunghọc tập lớn lại dồn vào trong một thời gian quá ngắn, trong khi còn phải chịuáp lực từ phía nhiều môn học khác nữa nên chắc chắn là sẽ bị rơi vào tình trạng“bức xô” quá tải. Một khi rơi vào tình trạng quá tải, để đối phó với việc thi,kiểm tra trước mắt các em thường phải chọn “giải pháp tình thế” đó là học tủ,lựa chọn một vài vấn đề, nội dung mà các em cho là sẽ ra thi để học, kiến thứchoàn toàn không có tính hệ thống, kết quả đem lại không như ý muốn.

Đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi họccác em sẽ phải tiếp cận với hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học, trong đócó nhiều khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật mang tính trừu tượng cao, baohàm các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, trong khi quỹ thời gian học tập thìkhông nhiều, cho nên các em không thể áp dụng phương pháp học thuộc lòng từngcâu từng chữ, kinh viện, giáo điều như trước được nữa. Vì vậy, ngay sau khichuyển lên bậc học cao đẳng, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo các em cần phảinhanh chóng đổi mới phương pháp học tập, xây dựng cho mình phương pháp học tậpphù hợp, từ bỏ những thói quen xấu, học vẹt, học dồn, học tủ, chuyển sangphương pháp học tập mới, hình thành thói quen chủ động nghiên cứu, tạo lập kỹnăng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập, tìm kiếm, pháthiện và giải quyết vấn đề để lĩnh hội tri thức. Khi học trên lớp, không cầnphải ghi chép nhiều, chỉ cần ghi tóm lược những ý chính và phải cố gắng lắngnghe để hiểu đúng tinh thần, thực chất của vấn đề. Khi về nhà cần đọc nhiều tàiliệu, sách báo, tạp chí...; trước hết là đọc lại giáo trình để hiểu rõ cácthuật ngữ, khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật; tiếp đến là đọc các tàiliệu tham khảo có liên quan; đối chiếu, liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiếnthức. Để có kiến thức sâu rộng và nhớ lâu, không những cần phải lắng nghe bàigiảng của thầy, sử dụng các phương tiện học tập để tự học mà còn cần phải tíchcực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong nhóm, tronglớp. Ông cha ta từ xa xưa đã từng có câu “học thầy không tày học bạn” là cũngvì lẽ đó.

Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt việc thảo luận,tranh luận

Trong xu thế dạy học hiện đại, hầu hếtcác trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đặc biệt chú trọng hình thứcthảo luận. Hoạt động thảo luận có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức; tạo nên môi trườnghợp tác, tương trợ giúp đỡ giữa các thành viên với nhau, hình thành tinh thầntrách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, tạo lập thói quen chủ động, tự giáchọc tập, làm việc; hình thành thói quen, kỹ năng tổ chức, giao tiếp, tự đánhgiá kết quả hoạt động của cá nhân và của tập thể. Thông qua hoạt động thảoluận, tranh luận trong tập thể, vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực, trình độcủa mỗi cá nhân sẽ bộc lộ, đồng thời quá trình nhận thức cá nhân sẽ được điềuchỉnh, phát triển nâng lên trình độ cao hơn; nguồn tri thức của các cá nhân sẽđược tối đa hóa do nhờ kết hợp được trí tuệ, sức sáng tạo cá nhân với tập thểnhóm và lớp. Hình thức thảo luận đòi hỏi phải có sự phân công và hợp tác chặtchẽ giữa các thành viên, các nhóm tổ; nhờ đó sẽ làm cho học viên thích ứng dầnvới sự phân công và hợp tác trong đời sống lao động xã hội.

Để việc thảo luận, học nhóm có kết quả,các em cần phải chủ động bàn bạc thành lập nhóm, xây dựng kế hoạch học tập,phân công giao nhận nhiệm vụ thảo luận, tổ chức phối hợp hoạt động trong nhóm;tự giác chuẩn bị tốt từ trước nội dung những vấn đề thảo luận, sưu tầm, nghiêncứu tài liệu, suy nghĩ chuẩn bị trước các ý kiến cá nhân; chủ động, tích cựctrao đổi thông tin, nỗ lực cao độ trong quá trình phối hợp hoạt động thảo luậnnhóm và tranh luận trước tập thể lớp, nhận xét đánh giá kết quả.

Thứ tư, hình thành thói quen, kỹ năng sưu tầm,tra cứu tài liệu, sử dụng các phưong tiện học tập

VI.Lênin đã từngnói: “Không có sách thì không có tri thức”. Câu nói ấy không những đã chỉ chochúng ta nơi cất giữ một khối lượng tri thức khổng lồ, mà còn chỉ cho chúng tacon đường để đi tới tri thức của nhân loại. Không đâu có thể giúp chúng ta cónguồn tri thức dồi dào, phong phú bằng thư viện nếu ta biết khai thác và sửdụng tốt nó cho việc học tập của mình. Nhớ lại thời bao cấp, khi còn là họcsinh phổ thông nguồn sách, tài liệu ít, chỉ tập trung ở các thư viện lớn. Nhâncó dịp vào thư viện Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tôi loay hoay mất cả giờđồng hồ để tìm kiếm mà vẫn không tìm mượn được cuốn sách mình mong ước, chỉ vìkhông biết cách tra cứu tài liệu, trong khi cô thủ thư thì luôn bận rộn vớiviệc giao trả sách. May thay khi vào giảng đường đại học, được nhà trường dànhcho cả lớp hơn một tuần đầu để học và thực hành cách tra cứu tư liệu cũng ở tạithư viện này. Việc tìm mượn sách trước đây đối với tôi sao quá ư là khó khăn,giờ chỉ chưa đầy năm phút tôi đã tìm thấy nó rồi. Ngày nay, hầu hết các địaphương và các trường đại học, cao đẳng đều có các trung tâm thư viện với trữlượng sách khá dồi dào và trang thiết bị hiện đại. Đây là một thuận lợi lớn, vìvậy các em cần nhanh chóng tiếp cận, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu,sử dụng các phương tiện hiện đại, khai thác tốt thư viện để phục vụ cho việchọc tập của mình.

Từ những suy nghĩ vàsự việc của cá nhân bản thân, tôi đem ra trao đổi và hy vọng các bạn sẽ tìmthấy được những điều bổ ích và nhận được những sự giúp đỡ, hướng dẫn thiết thựctừ phía thầy cô và nhà trường để phấn đấu hoàn thành xuất sắc việc học tập của mình.

Th.s Nguyễn Văn Thành
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 58
Join date : 10/12/2010
Age : 31
Đến từ : ĐH Công đoàn

http://sinhvienluatcd.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết